Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nên nâng mũi gây tê hay mê? Ưu, nhược điểm của gây tê và gây mê

Ngày 15/12/2022
Kích thước chữ

Nâng mũi gây tê hay mê là băn khoăn của nhiều người trước khi làm đẹp chỉnh hình mũi. Mặc dù vấn đề sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể nhưng bạn nên tìm hiểu trước giúp bổ sung thông tin hoặc có thắc mắc bạn có thể hỏi bác sĩ khi được tư vấn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết về 2 phương pháp cũng như ưu nhược điểm.

Đối với phương pháp nâng mũi hiện nay có rất nhiều cách giúp bạn cảm thấy thoải mái, giảm đau khi thực hiện phẫu thuật là gây mê hoặc gây tê. Vậy cách thức nào an toàn hơn? Lúc nào nên gây tê hoặc gây mê? Để tìm hiểu thêm về vấn đề trên, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây

Nâng mũi gây tê hay mê có gì khác nhau?

Trước khi giải đáp thắc mắc nâng mũi gây tê và gây mê khác nhau như thế nào, bạn cần hiểu rõ về khái niệm của hai phương pháp này. Trên thực tế, tùy vào mức độ đơn giản hay phức tạp của các ca phẫu thuật mà bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp giảm đau phù hợp. 

Gây tê là ​​bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc vào vùng phẫu thuật để làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác ở vùng đó. Lúc này bạn sẽ không còn cảm thấy đau hay khó chịu. Não bộ vẫn hoạt động bình thường và tỉnh táo, có hai hình thức gây tê:

  • Gây tê cục bộ: Đây là loại thuốc gây tê được áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ, làm cho vùng đó không có cảm giác đau.
  • Gây tê vùng: Phương pháp này được áp dụng cho diện tích rộng hơn, thường bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng để làm mất cảm giác đau trên diện rộng như lưng, bụng hay tay chân,...

Gây mê là dùng thuốc làm tê liệt tất cả các giác quan, dẫn đến toàn thân mất đi nhận thức, rơi vào trạng thái bất tỉnh. Có thể gây mê bằng ống thở hoặc tĩnh mạch.

Việc sử dụng gây tê hay gây mê tùy thuộc vào mức độ can thiệp của phẫu thuật. Đối với các ca mổ lớn, thời gian kéo dài và mức độ can thiệp sâu, bác sĩ sẽ thực hiện gây mê. Tuy nhiên, đối với những vùng phẫu thuật nhỏ, thời gian ngắn thì chỉ cần gây tê.

Nên nâng mũi gây tê hay mê? Ưu, nhược điểm của gây tê và gây mê 1 N​nâng mũi gây tê hay mê tuỳ thuộc vào mức độ của ca phẫu thuật

Ưu, nhược điểm của gây tê và gây mê khi nâng mũi

Để biết nên thực hiện nâng mũi gây tê hay gây mê an toàn và hiệu quả, bạn nên biết ưu, nhược điểm của từng phương pháp. Dưới đây là ưu và nhược điểm của gây mê và gây tê trong nâng mũi để bạn tham khảo: 

Gây tê khi nâng mũi

Gây tê phù hợp cho các ca phẫu thuật nhỏ, đơn giản và hiện được thực hiện trong 60 phút. Thông thường sau 1-2 giờ gây tê, mọi cảm giác trở lại như cũ kèm theo một số triệu chứng đau nhức nhẹ. Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm sau:

Lợi ích của việc gây tê khi nâng mũi:

  • Giữ tâm lý ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật. Bạn có thể biết chính xác những gì đang xảy ra và những gì bác sĩ đang làm. 
  • Không có cảm giác đau hay khó chịu tại vị trí gây tê. 
  • Hơn 80% người thực hiện phương pháp gây tê hồi phục khá nhanh, hầu như không có biến chứng nguy hiểm.
  • Hạn chế tối đa cảm giác đau sau phẫu thuật.

Nhược điểm của việc gây tê khi nâng mũi: 

  • Nếu cơ địa mẫn cảm có thể xảy ra một số tác dụng phụ như dị ứng tại chỗ tiêm, nóng và ngứa ran ở vùng mũi, mũi bị đau, khó thở, co giật, chảy máu, tiết dịch, chóng mặt, mờ mắt,… 
  • Có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu bác sĩ thực hiện tiêm không đúng hoặc tiêm sai vị trí.

Gây mê khi nâng mũi

Như đã đề cập trước đó, gây mê được sử dụng trong các ca phẫu thuật lớn phức tạp thường kéo dài hơn 100 phút. Phương pháp này được các bác sĩ tiêm thuốc trực tiếp qua mạch máu. Dưới đây là ưu và nhược điểm của phương pháp gây mê: 

Ưu điểm của gây mê khi nâng mũi: 

  • Có thể áp dụng trong nhiều ca phẫu thuật khác nhau, đặc biệt trong các trường hợp nguy hiểm, cần xâm lấn sâu và xử lý nhiều tổn thương cùng một lúc.
  • Làm tê liệt cảm giác 100%, đưa bạn vào trạng thái hôn mê nên không còn cảm giác đau.
  • Giảm thiểu chấn thương cho các mô mũi khi gây mê được thực hiện đúng cách và được kiểm soát tốt. Và nhờ vậy, sau 1-2 ngày uống thuốc, cơn đau nhức sẽ giảm hẳn và trở lại bình thường mà không có các triệu chứng hậu phẫu nghiêm trọng. 

Nhược điểm của gây mê khi nâng mũi:

  • Không thích hợp cho người trải qua phẫu thuật sọ hoặc lồng ngực. 
  • Ngoài ra, những người có tiền sử suy gan, suy thận hay mắc các bệnh về hệ tuần hoàn, hô hấp cũng không được khuyến khích. 
  • Có nhiều tác dụng phụ sau khi gây mê như chóng mặt, phản ứng chậm trong vài ngày đầu.
  • Khô miệng, đau họng hoặc khó thở.

Qua những phân tích trên, có thể thấy phương pháp gây tê là ​tối ưu và an toàn nhất khi nâng mũi. Trước bất kỳ ca phẫu thuật nào, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, ăn uống điều độ, ngưng dùng các loại thuốc không phù hợp, không uống rượu bia, thuốc lá,… để đảm bảo ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi và vết thương nhanh lành hơn. 

Nên nâng mũi gây tê hay mê? Ưu, nhược điểm của gây tê và gây mê 2 Gây mê là dùng thuốc làm tê liệt tất cả các giác quan, dẫn đến toàn thân mất đi nhận thức, rơi vào trạng thái bất tỉnh

Cách chăm sóc sau nâng mũi an toàn

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ được chuyển sang phòng hồi sức và được các bác sĩ theo dõi. Trước khi tự chăm sóc tại nhà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh mũi, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt tại nhà cho đến khi vết thương phục hồi.

  • Trong vài ngày đầu, không được để nước tiếp xúc với vết thương.
  • Để vệ sinh mũi, bạn dùng tăm bông sạch thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ vùng mũi.
  • Không đưa tay sờ, chạm vào mũi hoặc để mũi bị va chạm dù mạnh hay nhẹ. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, E và các khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kháng viêm và chống oxy hóa để vết thương nhanh lành, mũi đẹp và không để lại sẹo lồi
  • Thời gian đầu bạn chỉ nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế những thức ăn cứng khiến cơ hàm hoạt động quá nhiều ảnh hưởng đến vùng mũi.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để vết thương mau lành. 
  • Tránh các thức ăn sẽ làm tổn thương vết mổ như rau muống, thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, đồ nếp, rượu bia, thức ăn cay, dầu mỡ, thuốc lá,… 
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc bên ngoài điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Nên nâng mũi gây tê hay mê? Ưu, nhược điểm của gây tê và gây mê 3 Sau khi phẫu thuật nâng mũi bạn nên nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh chóng hồi phục

Tóm lại, nâng mũi gây tê hay mê thì gây tê là giải pháp tối ưu và an toàn nhất vì nâng mũi là tiểu phẫu không quá phức tạp. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe và đặc điểm của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án giảm đau phù hợp nhất. Vì vậy, bạn nên ưu tiên tìm hiểu kỹ cơ sở thẩm mỹ để yên tâm nâng mũi diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin