Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhận biết những nguyên nhân gây hôn mê

Ngày 17/12/2020
Kích thước chữ

Một số nguyên nhân gây hôn mê có thể là do thiếu oxy hoặc mắc những tổn thương não… Đây là bệnh có nguy cơ gây tử vong cao vì thế cần cấp cứu y tế ngay tập lức.

Hôn mê là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh nhân có thể tiên lượng xấu. Vì thế chúng ta cần nhận biết sớm những bệnh có thể gây hôn mê để có phương pháp phòng ngừa phụ hợp.

Những nguyên nhân gây hôn mê

Nhận biết những nguyên nhân gây hôn mê 1Hôn mê là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Hôn mê là tình trạng bệnh nhân không đáp ứng và không thức tỉnh thông qua những kích thích do ý thức bị suy giảm. Nguyên nhân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như:

Chấn động não

Não là bộ phận quan trọng nhất của con người khi là trung tâm điều khiển suy nghĩ, nhận thức, lời nói và cảm xúc. Vì thế những chấn thương não có thể làm cho người bệnh mất ý thức và lâm vào hôn mê. Một số nguyên nhân khiến người bệnh bị chấn thương não có thể do những tai nạn xe cộ, đầu bị va đập mạnh hoặc những hành động bạo lực tác động đến sọ não có thể làm bệnh nhân tê liệt các chức năng nhận thức và hoạt động.

Đột quỵ

Nhận biết những nguyên nhân gây hôn mê 2

Đột quỵ là tình trạng khởi phát đột ngột và có thể gây hôn mê

Đột quỵ là tình trạng khởi phát đột ngột, huyết áp trong cơ thể đột ngột tăng cao, diễn biến nhanh trong vài phút. Tình trạng này có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào hôn mê do tổn thương thần kinh sọ não. Bệnh có thể gây tử vong hoặc làm bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật - tình trạng hôn mê không bao giờ tỉnh lại nhưng vẫn duy trì được một số chức năng sống.

Bệnh tiểu đường, đái tháo đường

Hôn mê do đái tháo đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra bất tỉnh đe dọa tính mạng. Lúc này lượng đường huyết trong máu tăng quá cao hoặc hạ quá thấp có thể khiến người bệnh không còn ý thức, phân biệt âm thanh hay phản ứng với các loại kích thích. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Thiếu oxy và thiếu oxy máu

Đây là triệu chứng khiến người bệnh hít thở khó khăn và khó lưu thông máu, khiến cho cơ thể thiếu oxy để vận hành các chức năng của cơ thể và lâm vào hôn mê. Một số bệnh có thể khiến chúng ta thiếu oxy như đuối nước, chấn thương cột sống vẹo, tổn thương thần kinh tủy gây liệt cơ hô hấp, viêm phổi, phù phổi cấp, thiếu máu do suy tim tái phát đột ngột, từ đó khiến bệnh nhân hôn mê sâu.

Ngộ độc 

Nhận biết những nguyên nhân gây hôn mê 3Nhiễm độc do uống thuốc quá liều hoặc uống rượu nặng có thể gây hôn m

Khi cơ thể tiếp xúc với những hóa chất độc hại như oxyd carbon, nitrit hoặc nọc rắn độc có thể lâm vào tình trạng suy hô hấp do những chất độc làm ức chế thần kinh trung ương gây thở chậm, ngừng thở do lượng hồng cầu trong máu bị suy giảm. Chất độc làm tê liệt các hoạt động đưa oxy trong cơ thể, khiến cơ thể thiếu oxy, suy đa tạng và lâm vào hôn mê. Ngoài ra cơ thể nhiễm độc do uống thuốc quá liều hoặc uống rượu nặng có thể tạo ra những chất độc gây tổn thương não có thể dẫn đến hôn mê.

Nhiễm trùng não

Nhiễm trùng não do não nhiễm phải những loại vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng ở các mô não. Tình này có có thể gây nhiễm trùng các mô cầu gây sốc phản vệ cùng với mất ý thức hoàn toàn, hôn mê và phát ban màu tím lan rộng. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh này với biểu hiện như sốt cao, đau đầu dữ dội, cứng cổ và hôn mê sâu.

Động kinh

Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron thần kinh. Những cơn động kinh nếu kéo khoảng 90 giây sẽ xuất hiện những biểu hiện co giật, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, giãn đồng tử, tăng tiết đờm dãi. Những cơn căng thẳng thần kinh quá mức này có thể khiến bệnh nhân hôn mê, sau đó ý thức phục hồi dần sau vài giờ và khi tỉnh dậy không nhớ các sự việc đã xảy ra trong cơn.

Những biểu hiện lâm sàng của hôn mê

Hôn mê ở mức độ nhẹ

Tình trạng này dễ nhầm lẫn với việc đang mê ngủ. Tuy nhiên lúc này hơi thở bệnh nhân yếu, ý thức không được tỉnh táo và khi gọi không trả lời. Tuy nhiên nếu lay mạnh và hỏi to thì bệnh nhân có thể mở mắt và trả lời, nhưng đứt quãng và suy yếu.

Hôn mê mức độ hai

Không thể có những hành động, cử động từ chủ ý của bệnh nhân nhưng vẫn có thể hành động nếu có sự kích thích từ bên ngoài. Khi bệnh nhân bị đau cũng có thể phản ứng nhưng đôi khi có thể không chính xác, không nói rõ lời, nói lơ mơ.

Hôn mê mức độ nặng

Bệnh nhân hoàn toàn không có đáp ứng với các kích thích thích bằng lời nói hay sờ chạm các mức độ dù nặng hay nhẹ, như lâm vào trạng thái thực vật. Hôn mê ở mức độ hai và mức độ nặng thì bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ để họ thực hiện những hành động cần thiết để kích thích chức năng não.

 Thông thường bệnh nhân sẽ thực hiện các xét nghiệm máu và CT scan não xác định nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị. Nếu được điều trị kịp thời thì họ có thể hoàn toàn bình phục trở lại trong khoảng thời gian là 2 – 4 tuần. Vì thế việc phát hiện sớm những biểu hiện là điểm mấy chốt góp phần to lớn trong việc điều trị thành công tình trạng bệnh lý này.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bệnh về não