Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ngộ độc rượu cấp điều trị như thế nào?

Ngày 19/01/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hằng năm, có không ít các trường hợp tử vong do ngộ độc rượu cấp bởi biểu hiện của ngộ độc chất Methanol giống hệt biểu hiện của say rượu. Do vậy bạn nên phân biệt rõ sự khác nhau này để tránh nguy hiểm.

Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể dẫn đến ngộ độc rượu cấp, gây ra các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tử vong.

1. Nhận biết ngộ độc rượu cấp

Rượu là một dạng ethanol (cồn ethyl) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng. Rượu mang lại cho người uống cảm giác hưng phấn, gây ra giảm khả năng ức chế, rối loạn hành vi. Khi uống rượu, con người sẽ giảm khả năng kiềm chế, các phản xạ liên quan đến mắt và tai đều giảm rõ rệt, đồng thời gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Ngộ độc rượu cấp điều trị như thế nào 1Ngộ độc rượu cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Ngộ độc rượu ethyl thường là do uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như với nồng độ rượu từ 80-100mg rượu trong 100ml máu được coi là ngộ độc rượu và không đủ năng lực để lái xe. Bạn càng uống nhiều, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc rượu càng cao.

Ngộ độc rượu cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nghẹt thở, ngừng thở, mất nước nghiêm trọng, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nhằm tránh ngộ độc rượu và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, mỗi người hãy trang bị cho mình những kiến thức về sơ cứu và điều trị ngộ độc rượu.

2. Cách điều trị ngộ độc rượu cấp

Ngộ độc rượu là một trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, khi bạn nghi ngờ rằng ai đó bị ngộ độc rượu - ngay cả khi bạn không thấy các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp - hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để có cách sơ cứu và điều trị ngộ độc rượu phù hợp nhất.

Nếu trong tình trạng bị bệnh nhẹ, người bệnh không tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác. Ăn đủ: các chất tinh bột (cơm, cháo, mỳ,...), hoặc cho uống nước đường. Khi nằm ngủ, đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết).

3. Cách sơ cứu người bị ngộ độc rượu cấp

Gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở ý tế gần nhất. Nếu bạn biết về loại và lượng rượu mà người đó đã uống hãy cung cấp cho bệnh viện hoặc y tá cấp cứu. Đây là thông tin hữu ích để bác sĩ giúp người bệnh sống sót và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Đừng để người bất tỉnh một mình, vì ngộ độc rượu ảnh hưởng đến cách hoạt động của phản xạ bịt miệng, người bị ngộ độc rượu có thể bị nghẹn do nôn mửa và không thể thở được. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, đừng cố làm cho bệnh nhân nôn mửa vì người đó có thể bị nghẹn.

Ngộ độc rượu cấp điều trị như thế nào 2Đừng để người bất tỉnh một mình

Hãy giúp đỡ khi bệnh nhân có biểu hiện nôn bằng cách cố gắng giữ anh ấy hoặc cô ấy ngồi lên. Nếu người đó phải nằm xuống, hãy chắc chắn quay đầu sang một bên - điều này giúp ngăn ngừa nghẹt thở. Cố gắng giữ cho người tỉnh táo để tránh mất ý thức.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu thở yếu, ngừng thở hãy hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có tại chỗ. Quan sát kỹ người bệnh, nếu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái thì hô hấp nhân tạo.

Đặc biệt, tránh để người thân uống rượu say rồi đi ngủ, vì một số trường hợp người uống bị hôn mê trong khi ngủ, nếu hôm sau mới phát hiện và đưa đi viện thì không thể cứu được. Một yếu tố người nhà cần chú ý chăm sóc cho người thân bị say rượu là tuyệt đối không nên để họ ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Cứ sau mỗi vài tiếng, hãy đánh thức họ dậy, cho uống sữa hoặc ăn cháo.

4. Phân biệt say rượu và ngộ độc rượu cấp

Say rượu:

- Chếnh choáng.

- Nói líu lưỡi.

- Phối hợp cơ thể kém.

- Mất thăng bằng.

- Buồn nôn, nôn.

Ngộ độc rượu cấp điều trị như thế nào 3Buồn nôn, nôn là triệu chứng thường gặp của khi sử dụng rượu

Ngộ độc rượu cấp:

Thời gian chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu cấp sẽ xuất hiện gồm:

- Chóng mặt.

- Buồn nôn, nôn.

- Ăn vào lại nôn nhiều lần.

- Đau bụng.

- Lú lẫn.

- Yếu cơ.

- Mắt mờ hoặc nhìn thấy trắng mờ, như đang trong cơn bão tuyết.

- Rối loạn cảm nhận về màu sắc.

Người bị ngộ độc rượu cấp thường mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài…, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người, không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được.

Nếu nhận thấy những triệu chứng trên ở người trước đó đã uống rượu thì việc đầu tiên mà bạn cần làm là phải đưa ngay người đó đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.

Thanh Hoa

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm