Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống rượu xong bị tê tay chân: Nguyên nhân do đâu?

Ngày 19/07/2024
Kích thước chữ

Tê tay chân sau khi uống rượu là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp ở nam giới. Tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp và hệ thần kinh. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong tương lai. Hiểu được nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của việc uống rượu xong bị tê tay chân sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và có hướng xử lý kịp thời.

Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe là không thể phủ nhận. Ở một mức độ nào đó, rượu bia và các chất kích thích luôn có khả năng ảnh hưởng đến thần kinh và não bộ của chúng ta. Cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe do dây thần kinh bị tổn thương khi sử dụng quá nhiều rượu bia trong thời gian dài. Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!

Uống rượu xong bị tê tay chân nguyên nhân do đâu?

Rất nhiều người phàn nàn về việc gặp phải tình trạng uống rượu xong bị tê tay chân. Triệu chứng thường gặp này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Dị ứng với rượu: Rượu bia chứa nhiều thành phần độc tố có thể gây dị ứng ở một số đối tượng. Triệu chứng dị ứng thường bao gồm: Da đỏ bừng, ngứa, nổi mẩn, đau đầu, nôn ói và cảm giác tê bì tay chân. Dị ứng trong trường hợp này thường là nhẹ, lành tính và tự thuyên giảm sau vài giờ.
  • Thiếu hụt vitamin: Uống quá nhiều rượu bia có thể gây thiếu dinh dưỡng cục bộ, đặc biệt là một số loại vitamin như: Vitamin B và vitamin E. Từ đó kích hoạt các cơn co thắt gây đau nhức xương khớp và cảm giác tê bì tay chân.
  • Nhiễm độc tố: Khi cơ thể tiếp xúc với các chất độc như: Thủy ngân, chì, asen từ rượu bia có thể ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh và gây ra tình trạng tê bì tay chân.
  • Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng như: Herpes, zona thần kinh hoặc HIV/AIDS cũng có thể gây ra cảm giác tê bì tay chân, đặc biệt là sau khi uống rượu bia.
  • Tắc mạch máu: Sử dụng quá nhiều rượu bia có thể gây tắc mạch máu, khiến cho lưu thông máu không hiệu quả đến các khớp tay chân, dẫn đến tê bì.
  • Dị ứng với thuốc kháng sinh: Bị tê tay chân sau khi uống rượu xong cũng có khả năng cao xuất hiện ở những người bị dị ứng với thuốc kháng sinh.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, còn có một số yếu tố có thể góp phần vào tình trạng uống rượu xong bị tê tay chân như: Lối sống ít vận động, chấn thương, béo phì

Uống rượu xong bị tê tay chân: Nguyên nhân do đâu? - 1
Nhiễm độc tố là một trong những nguyên nhân khiến uống rượu xong bị tê tay chân

Uống rượu xong bị tê tay chân có nguy hiểm?

Triệu chứng bị tê tay chân sau khi uống rượu bia là khá phổ biến, thường chỉ xuất hiện trong vài giờ rồi tự khỏi. Do đó, rất nhiều người xem thường, chủ quan và không để ý đến. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này sau khi uống rượu bia và không thấy cải thiện, hãy cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân nguy hiểm tiềm ẩn khiến bạn uống rượu xong bị tê tay chân:

  • Bệnh gout: Uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến tăng acid uric trong máu, gây tái phát bệnh gout. Triệu chứng bao gồm: Đau nhức, sưng đỏ khớp và tê bì tay chân. Gout là bệnh lý xương khớp mãn tính, nếu không kiểm soát, điều trị có thể gây biến dạng khớp và tàn phế.
  • Hội chứng ống cổ tay và cổ chân: Đây là tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh tại cổ tay và chân, dễ gặp nếu tiêu thụ rượu bia thường xuyên. Hội chứng này chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và kích hoạt các cơn đau tại cổ tay hay cổ chân. Kèm theo đó là tình trạng rối loạn cảm giác và tê bì chân tay.
  • Bệnh tiểu đường: Uống nhiều rượu bia có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu đường, gây ra các vấn đề về dây thần kinh vận động. Điều này có thể dẫn đến tê bì tay chân và các triệu chứng khác như: Rối loạn cảm giác.
  • Thoái hóa khớp: Uống quá nhiều rượu bia có thể cản trở quá trình tái tạo mô sụn trong khớp, gây ra các triệu chứng như: Đau mỏi, cứng khớp và tê bì tay chân.
  • Rối loạn chuyển hóa: Nhiều trường hợp uống rượu xong bị tê tay chân là do rối loạn chuyển hóa. Tình trạng này có thể làm hỏng các mạch máu, gây hiện tượng thiếu máu, khiến hệ thống dây thần kinh bị tổn thương. Thậm chí có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: Teo cơ nếu không được điều trị kịp thời.
Uống rượu xong bị tê tay chân: Nguyên nhân do đâu? - 2
Nếu gặp phải tình trạng bị tê tay chân sau khi uống rượu cần thăm khám ngay

Chính vì vậy, khi thường xuyên gặp phải tình trạng bị tê tay chân sau khi uống rượu, bạn nên thăm khám để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế nhằm phát hiện và điều trị các vấn đề sớm nhất có thể.

Cách xử lý khi uống rượu xong bị tê tay chân

Cách xử lý sẽ có sự khác biệt tùy thuộc nguyên nhân khiến bạn uống rượu xong bị tê tay chân. Cụ thể như sau:

Thăm khám và điều trị y tế

Uống rượu bia và bị tê tay chân thường xuyên có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe, vì vậy cần thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh lý để đưa ra chẩn đoán. Để hỗ trợ chẩn đoán các xét nghiệm cần thiết có thể được chỉ định. Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh lý, ví dụ:

  • Nếu là dị ứng với rượu bia, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamin, đồng thời bổ sung các loại trà thảo dược như: Trà atiso, hoa cúc để loại bỏ độc tố cũng như làm giảm các triệu chứng dị ứng.
  • Trường hợp mắc bệnh gout hoặc các bệnh xương khớp khác, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc phù hợp tùy theo bệnh lý. Sau khi cơ thể đã thanh thải hết các thành phần độc tố có trong rượu bia, các bác sĩ mới cân nhắc việc lên toa thuốc. Các loại thuốc giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì và phục hồi chức năng vận động được dùng có thể bao gồm: Thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc hạ acid uric máu.

Xoa bóp, massage

Uống rượu bia có thể làm giảm lưu thông máu và gây ra tê bì tay chân. Liệu pháp xoa bóp và massage là giải pháp hỗ trợ hiệu quả để cải thiện vấn đề này. Thực hiện xoa bóp theo các động tác như: Xoa vòng tròn, ấn, lăn để thúc đẩy lưu thông máu và cải thiện hoạt động của các tế bào hạch bạch huyết. Có thể sử dụng tinh dầu nhẹ nhàng trước khi xoa bóp để tăng cường hiệu quả điều trị.

Uống rượu xong bị tê tay chân: Nguyên nhân do đâu? - 3
Thực hiện xoa bóp và massage sẽ giúp cải thiện tình trạng bị tê tay chân sau khi uống rượu

Chườm lạnh

Chườm lạnh là một giải pháp hiệu quả để giảm sưng và hạn chế áp lực lên các dây thần kinh, đẩy lùi tình trạng tê bì tay chân. Sử dụng đá quấn trong vải mỏng chườm lên vùng bị tê trong khoảng 15 phút, lặp lại mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Thảo dược tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị tốt khi uống rượu bia gây tê tay chân do các bệnh xương khớp. Bạn có thể sử dụng lá ớt, lá lốt hoặc lá ngải cứu để làm thuốc chườm, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng tê bì.

Lưu ý giúp hạn chế bị tê tay chân sau khi uống rượu

Việc nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản dưới đây có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng tê tay chân sau khi uống rượu:

  • Tránh uống rượu khi cơ thể đang mệt mỏi.
  • Không uống rượu bia khi đói bụng.
  • Tránh uống cùng thức uống có gas sau khi uống rượu hoặc bia.
  • Biết khi nào nên dừng lại để bảo vệ sức khỏe.
Uống rượu xong bị tê tay chân: Nguyên nhân do đâu? - 4
Chú ý khi uống rượu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Rượu bia luôn nằm trong danh sách các loại thức uống gây hại cho sức khỏe. Nếu thường xuyên gặp tình trạng uống rượu xong bị tê tay chân, bạn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Hãy cảnh giác và thăm khám sớm nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như: Đau nhức, sưng khớp, ngứa ngáy, nôn ói dữ dội để giảm thiểu nguy cơ xấu xảy ra.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin