Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Ngày 14/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngoài lối sống sinh hoạt cùng chế độ ăn quá nhiều chất đạm thì việc lạm dụng rượu cũng là một nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ bệnh gout (bệnh thống phong).

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh gout như thế nào hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Khái niệm bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây sưng khớp và đau khớp, vết sưng thường kéo dài 1-2 tuần rồi tự biến mất. Bệnh gout thường bắt đầu ở ngón chân cái hoặc chi dưới.

Bệnh gout hình thành khi lượng muối urat tích tụ nhiều trong cơ thể. Các tinh thể hình kim hình thành ở xung quanh khớp xương và bên trong khớp. Vì vậy dẫn tới tình trạng viêm và viêm khớp. Tuy nhiên, không phải ai có nồng độ muối trong huyết thanh cao đều bị gout. Đối với bệnh gout, nếu được chẩn đoán điều trị cũng như thay đổi lối sống thì gout là một trong những dạng bệnh dễ kiểm soát.

Triệu chứng bệnh gout 

Triệu chứng thông thường của bệnh gout là đau ở những khớp bị ảnh hưởng và thường ở các ngón chân cái. Đặc biệt là gout thường khởi phát cơn đau đột ngột ở trong đêm và cơn đau dữ dội có thể làm mất ngủ. Tình trạng khớp bị nóng, cứng và sưng đỏ có thể xảy ra. Một đặc điểm nữa là vết sưng do bệnh gout thường xuất hiện ở một khớp. 

Bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout 1 Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây sưng khớp và đau khớp.

Nguyên nhân xảy ra có thể là do: Một số loại thực phẩm bổ dưỡng như thịt bò, cá, tôm, cua, phủ tạng động vật, một số loại thuốc kể cả chấn thương trên cơ thể, một số loại bệnh và một nguyên nhân khác cũng quan trọng đó là rượu bia. 

Mối liên hệ giữa bia rượu và bệnh gout

Vì sao uống nhiều bia lại bị gout?

Chất purin được chuyển hóa thành acid uric trong máu lại có trong bia nhiều hơn những loại đồ uống có cồn khác. Các nhà nghiên cứu tin rằng bia là một tác nhân gây nên bệnh gout.

Có nhiều nghiên cứu đã được thử nghiệm và đưa ra những kết luận, nếu uống bia đều đặn mỗi tuần 2-4 cốc bia thì nguy cơ bệnh gout sẽ tăng lên khoảng 25%. Một con số đáng giật mình hơn, nếu như ngày nào bạn cũng uống từ 2 cốc bia trở nên thì nguy cơ mắc bệnh gout sẽ tăng lên đáng kể vào khoảng 200% so với những người không uống rượu bia.

Lượng acid uric trong máu tăng quá cao làm cho thận không đào thải kịp gây lắng đọng tinh thể urat ở các khớp hình thành nên cơn gút cấp. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao uống nhiều rượu bia lại bị bệnh gout. 

Rượu gây rối loạn chuyển hóa acid uric 

Rượu không được đánh giá là nguồn cung cấp purin dồi dào như bia, nhưng bị bệnh gout thì cần nên tránh. Bởi vì chất cồn trong rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan thận, vì vậy dẫn tới tình trạng mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric trong cơ thể.

Theo các nghiên cứu, nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận thường do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do ăn những thức ăn giàu chất đạm và đặc biệt là uống nhiều rượu. Bởi vì nếu uống nhiều rượu, không chỉ góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại các tổ chức, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận.

Bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout-2 Người uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người không uống rượu.

Đối với những trường hợp sử dụng rượu mạnh cũng được đánh giá là có nguy cơ mắc bệnh gout tương tự như uống bia, nhưng tỷ lệ không cao bằng người uống bia. Trong nghiên cứu chỉ ra đối với những người sử dụng lượng rượu vừa phải không có nguy cơ mắc bệnh gout. Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy người bị bệnh gout có thể ngừng hẳn việc sử dụng rượu hoặc giảm tỷ lệ sử dụng bia rượu mạnh sẽ có cơ hội giảm bệnh gout.

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh gout chủ yếu là nam giới, đây là đối tượng thường xuyên sử dụng nhiều bia rượu.

Điều trị bệnh gout

Nguyên tắc điều trị bệnh gout như sau: Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và kể cả biến chứng trong khi điều trị hội chứng tăng axit uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360mmol/l (60mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320mmol/l (50mg/l) với gout có nốt tophi.

Đối với người bị bệnh gout nên có chế độ ăn uống phù hợp để tránh tình trạng bệnh tăng nặng. Nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều chất purin như thịt, cá, tôm, cua và nội tạng động vật. Thịt không ăn quá 150g mỗi ngày, nên ăn trứng và trái cây, cần giảm cân và tập thể dục thường xuyên. Đối với người bệnh gout nên uống nhiều nước từ 2-4 lít mỗi ngày. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, chấn thương và tránh những thuốc làm tăng acid uric máu,…

Phương pháp phòng ngừa bệnh gout 

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra người uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người không uống rượu. Nếu uống nhiều rượu bia thì nguy cơ mắc bệnh cao tới trên 200%. Rượu bia và bệnh gout có mối liên hệ như vậy nên muốn phòng ngừa bệnh gout thì trước tiên phải giảm uống rượu bia hoặc ngừng hẳn. Nếu những người đã mắc bệnh gout thì tuyệt đối nên tránh xa rượu bia và đồ uống có cồn. 

Bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout 3 Giảm hoặc ngừng hẳn việc uống rượu bia để đề phòng bệnh gout.

Thức ăn cũng được cho là một nguyên nhân gây nên bệnh gout. Vì vậy việc lựa chọn thức ăn cho những người bị bệnh gout cũng phải cân nhắc. Một chế độ ăn lành mạnh, cân đối và bổ dưỡng đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Đối với bệnh nhân bị gout không nên bỏ bữa hoặc nhịn đói không nên dùng chất kích thích như hạt tiêu, ớt và các đồ muối chua. Không nên ăn các loại nội tạng động vật, trứng cá, nấm, bánh kem. Những thức ăn chứa nhiều đạm dẫn tới thừa chất.

Tăng cường vận động thể dục thể thao vừa có tác dụng làm tăng sức khỏe chung vừa có thể đẩy lùi bệnh gout. Nên ăn uống điều độ để giữ cân nặng ở mức hợp lý. Đối với những người sử dụng rượu bia nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Với những phân tích trên, bạn đã có câu trả lời người bệnh gout có phải kiêng rượu bia không. Vậy thì tốt nhất hãy thực hiện chế độ ăn uống và vận động thật khoa học để kiểm soát tình trạng bia rượu tăng nguy cơ bệnh gout.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm