Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngứa râm ran ở môi là dấu hiệu gì?

Ngày 13/12/2022
Kích thước chữ

Tuy đôi khi ngứa môi chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn cần đầu tư vào loại son dưỡng môi tốt hơn, nhưng thỉnh thoảng cảm giác châm chích dai dẳng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Hãy cùng Y. Claire Chang, MD, bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận tại Union Square Laser Dermatology, thảo luận về các nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa môi cùng với các cách để giảm ngứa.

Khi môi bị kích ứng, bạn sẽ có xu hướng muốn gãi. Nhưng đừng chà xát quá mạnh vì nó chỉ khiến môi bạn đỏ và dễ viêm hơn.

1. Bạn bị viêm môi

Ngứa râm ran ở môi là dấu hiệu gì Viêm môi là một thuật ngữ chung mô tả tình trạng viêm của môi thường có biểu hiện đỏ, khô, nứt, bong tróc và ngứa..

Theo Cleveland Clinic, bạn cũng có thể bị bong tróc da, đau nhẹ và lở loét trên môi và trong miệng.

Bác sĩ Chang cho biết, tình trạng viêm môi phổ biến này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như liếm môi mãn tính hoặc nhiễm trùng. Các nguyên nhân gây viêm môi ít phổ biến hơn bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng như vitamin B và sắt, cũng như các rối loạn tự miễn dịch.

Cách khắc phục: Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, nếu bạn bị viêm môi liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ da liễu có thể kê toa một loại kem chống nấm để chữa ngứa cho bạn.

Hoặc nếu bạn là người hay liếm môi, bạn có thể học cách hạn chế thói quen này và sử dụng các biện pháp bảo vệ tại chỗ (như vaseline và các chất làm mềm khác, tức là các chất làm ẩm và làm mềm da). Thuốc bôi ngoài da cũng có thể giúp chữa lành vết viêm.

Theo Cleveland Clinic, có các mẹo được thử nghiệm để chữa lành đôi môi nứt nẻ, ngứa ngáy:

  • Giữ nước;
  • Sử dụng son dưỡng môi hoặc thuốc mỡ khi cần thiết trong suốt cả ngày;
  • Thoa son dưỡng môi có chống nắng khi ra ngoài trời;
  • Giữ các vật lạ cách xa miệng của bạn (bút, đồ trang sức, đồ vật bằng kim loại, v.v.);
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm.
Ngứa râm ran ở môi là dấu hiệu gì? Sử dụng son dưỡng môi để khắc phục tình trạng nứt nẻ 

2. Bạn bị viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm môi tiếp xúc dị ứng là viêm da tiếp xúc dị ứng ảnh hưởng đến môi. Theo Mayo Clinic, do tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng với chất đó, viêm da tiếp xúc phát triển thành phát ban ngứa ngáy, khó chịu.

Vấn đề khó chịu ở môi có thể tạo ra phản ứng giống như bệnh chàm trên hoặc xung quanh môi, dẫn đến khô, đóng vảy và nứt nẻ.

Các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Son môi, son dưỡng môi và mỹ phẩm khác;
  • Kem đánh răng, nước súc miệng và kim loại được tìm thấy trong các vật liệu/sản phẩm nha khoa khác;
  • Nước hoa;
  • Chất bảo quản;
  • Một số loại thực phẩm (ví dụ: xoài, trái cây họ cam quýt và quế);
  • Một số loại thuốc.

Cách khắc phục: Tránh chất gây dị ứng hoặc chất kích thích là cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất. Để giúp xác định các tác nhân cụ thể của bạn, bạn nên đến khám bác sĩ để làm test áp bì (xét nghiệm dị ứng bằng một tấm dán).

Dùng một tấm dán có chứa dấu vết nhỏ của các chất có thể gây dị ứng lên da của bạn. Nếu bạn có phản ứng với một miếng dán cụ thể, điều này có thể chỉ ra rằng một chất nào đó đang tạo ra phản ứng dị ứng.

Bạn có thể làm dịu cơn ngứa trên môi bằng thuốc bôi steroid để giảm đau tức thì.

3. Bạn đang dùng một loại thuốc nào đó

Đôi môi ngứa ngáy có thể liên quan đến những thứ có trong tủ thuốc của bạn. Một số loại thuốc có thể tạo ra phản ứng châm chích trên môi, đây được gọi là viêm môi do thuốc.

Một số thủ phạm phổ biến bao gồm retinoids (như isotretinoin, acitretin và etretinate), thuốc kháng vi-rút (chẳng hạn như chất ức chế protease như indinavir), lithium và các tác nhân hóa trị khác.

Cách khắc phục: Nếu bạn nghi ngờ thuốc của mình đang gây ra vấn đề ngứa môi, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để họ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc kê cho bạn một loại thuốc thay thế. Khi không thể chuyển sang một loại thuốc khác, thì việc sử dụng thường xuyên các chất làm mềm tức thì có thể giúp ích trong trường hợp này.

4. Bạn đang bị chàm

Viêm da dị ứng (còn gọi là bệnh chàm) là một tình trạng mãn tính khiến da khô, ngứa và viêm. Và nó có thể phát triển ở bất cứ đâu trên cơ thể, kể cả môi.

Những người bị viêm da dị ứng có thể bị viêm môi dị ứng. Những bệnh nhân này thường có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng (tức là khuynh hướng di truyền để phát triển các bệnh dị ứng) bao gồm bệnh chàm, dị ứng phấn hoa và hen suyễn.

Càng làm tổn thương thêm, những người bị chàm môi cũng dễ bị viêm môi do tiếp xúc hoặc dị ứng gây kích ứng hơn.

Cách khắc phục: Nếu bệnh chàm ảnh hưởng đến môi, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu. Liệu pháp điều trị sẽ bao gồm sử dụng thuốc làm mềm da thường xuyên và thuốc bôi ngoài da.

5. Bạn bị nhiễm vi-rút Herpes Simplex

Ngứa râm ran ở môi là dấu hiệu gì? Bùng phát mụn rộp ở miệng có thể là nguồn gốc khiến bạn bị ngứa môi.

Herpes labialis, thường được gọi là lở môi, là những tổn thương ở môi xảy ra do nhiễm vi rút herpes simplex (HSV).

Theo Phòng khám Cleveland, vi rút herpes simplex 1 (HSV-1), vi rút gây ra lở môi lây lan qua nước bọt hoặc da. Điều đó có nghĩa là bạn có thể mắc bệnh khi hôn hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống, son dưỡng môi hoặc dao cạo râu.

Các vết lở môi thường xuất hiện cùng với các mụn nước nhỏ màu đỏ và đóng vảy trên hoặc xung quanh môi, cảm cảm giác ngứa ran, bỏng rát hoặc ngứa ngáy có thể xảy ra ngay cả trước khi xuất hiện mụn nước.

Có một vài yếu tố có thể làm tăng tần suất nổi mụn nước do lở môi, bao gồm:

  • Sốt hoặc bệnh gần đây;
  • Mệt mỏi;
  • Căng thẳng cảm xúc;
  • Phơi nắng quá mức;
  • Hành kinh;
  • Ức chế miễn dịch.

Cách khắc phục: Thật không may, không có cách chữa khỏi mụn rộp. Sau khi bị nhiễm HSV, vi rút này sẽ không hoạt động trong các dây thần kinh và có thể sẽ lại gây ra các triệu chứng tái phát.

Nhưng có nhiều cách để dễ kiểm sáot các đợt bùng phát hơn. thuốc kháng vi rút đường uống có thể được kê đơn sớm trong quá trình điều trị để giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng lở loét. Thuốc gây tê tại chỗ cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Và nếu bạn bị nổi mụn nước nhẹ do lở loét, bạn có thể hoàn toàn ổn mà không cần dùng thuốc.

6. Bạn bị tưa miệng

Nhiễm nấm có thể gây ngứa ở môi. Tưa miệng hay nhiễm nấm candida là một bệnh nhiễm trùng nấm men miệng phổ biến nhất, nguyên nhân phổ biến nhất là do sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên là candida albicans.

Theo Mayo Clinic, nấm candida thường sống trong miệng mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Nhưng khi hệ thống nội tiết mất cân bằng, nấm có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng khó chịu.

Ngoài ngứa dữ dội, bệnh tưa miệng cũng có thể gây ra các vấn đề sau trong miệng:

  • Nhạy cảm hoặc có cảm giác nóng rát;
  • Sinh ra các mảng màu vàng trắng, giống như sữa đông;
  • Các vùng bị đỏ, bị viêm.

Sự phát triển quá mức của nấm candida cũng có thể gây ra viêm môi góc cạnh, dẫn đến các vùng bị viêm, đỏ, có vảy ở khóe miệng.

Một số người rất dễ bị tưa miệng. Ví dụ, nguy cơ nhiễm nấm candida sẽ tăng lên nếu bạn dùng một số loại thuốc (bao gồm thuốc hít steroid hoặc thuốc bôi và thuốc kháng sinh), nếu bạn đeo răng giả hoặc nếu bạn bị ức chế miễn dịch.

Cách khắc phục: Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể chẩn đoán bệnh nấm candida. Bệnh tưa miệng và viêm môi góc cạnh có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm tại chỗ hoặc đường uống.

7. Bạn bị nổi phát ban

Phát ban - một phản ứng da dẫn đến ngứa ngáy có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên cơ thể bạn, kể cả miệng và môi. Phát ban da trầy xước này thường xảy ra do một tác nhân cụ thể.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Một số thực phẩm (đặc biệt là đậu phộng, trứng, các loại hạt và động vật có vỏ);
  • Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh (đặc biệt là penicillin và sulfa), aspirin và ibuprofen;
  • Côn trùng đốt hoặc cắn;
  • Các kích thích vật lý, chẳng hạn như áp lực, lạnh, nóng, tập thể dục hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
  • Mủ cao su;
  • Truyền máu;
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng liên cầu khuẩn;
  • Nhiễm virus, bao gồm lở loét, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và viêm gan;
  • Vẩy da thú cưng;
  • Phấn hoa;
  • Một số loại cây.

Những tác nhân này khiến hệ thống miễn dịch của bạn giải phóng các hóa chất (chẳng hạn như histamine) làm phát ban ngứa.

Phát ban có màu đỏ, phù nề [tức là sưng lên với chất lỏng] và các tổn thương ngứa thường kéo dài dưới 24 giờ.

Cùng với tình trạng ngứa ngáy, phát ban cũng có thể liên quan đến phù mạch, sưng quanh mắt, má, môi và lưỡi. Phù mạch có thể ảnh hưởng hoặc hạn chế hơi thở của bạn và có thể cần được chữa trị khẩn cấp.

Cảnh báo

Nếu bạn bị phát ban kèm theo chóng mặt, sưng lưỡi, môi, miệng hoặc cổ họng hoặc khó thở, hãy lập tức liên hệ y tế ngay. Đây có thể là những dấu hiệu ban đầu của sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có khả năng gây tử vong.

Cách khắc phục: Cách điều trị phát ban tốt nhất là phòng ngừa. Nếu vẫn bị phát ban, bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng histamine và đôi khi là steroid.

8. Bạn bị viêm môi ánh sáng

Một nguyên nhân khác gây ngứa, viêm môi ánh sáng là do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

Theo Cleveland Clinic, vì da ở môi mỏng hơn và có ít sắc tố hơn các vùng da khác trên cơ thể nên nó dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hơn. Đó là lý do tại sao một số người, bao gồm cả những người da trắng, người làm việc ngoài trời, người cao tuổi, người mắc bệnh bạch tạng và bất kỳ ai sống ở khu vực có ánh nắng mặt trời mạnh hơn - có nhiều khả năng mắc bệnh viêm môi ánh sáng.

Mặc dù nó thường ảnh hưởng đến môi dưới, nhưng bạn có thể gặp các triệu chứng sau ở một hoặc cả hai môi:

  • Da khô, có vảy hoặc giống như giấy nhám;
  • Da nứt nẻ, sần sùi;
  • Các mảng da đổi màu trắng hoặc vàng;
  • Da sưng, mỏng hoặc dễ vỡ;
  • Có cảm giác rát hoặc tê;
  • Đau, nhức.

Cách khắc phục: Viêm ánh sáng tím được coi là một tình trạng tiền ung thư vì nó có thể phát triển thành một dạng ung thư da gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Vì vậy, điều trị thích hợp là điều tối quan trọng để ngăn ngừa bệnh ác tính.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy đến gặp bác sĩ da liễu thường xuyên để họ có thể theo dõi về các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư.

Để giảm nguy cơ ung thư da, viêm môi ánh sáng có thể được điều trị bằng hóa trị liệu hoặc liệu pháp áp lạnh.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ về ngứa môi?

Thông thường, bạn có thể tự làm dịu cơn ngứa ở môi bằng cách sử dụng chất làm mềm hoặc dưỡng ẩm ngoài da. Nếu những cách này không hiệu quả, hoặc nếu bạn có thêm bất kỳ triệu chứng nào như sưng tấy hoặc chảy máu, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đánh giá nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Qua bài viết này, bạn có thể biết rằng ngứa râm ran ở môi là dấu hiệu gì? Nguyên nhân và cách khắc phục trong từng trường hợp.

Hà My

Nguồn tham khảo: Livestrong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Viêm môichàm