Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Herpes môi là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Herpes môi còn gọi là vết loét lạnh (cold sore), là những mụn nước nhỏ, chứa dịch nằm trên và xung quanh môi, thường được gây ra chủ yếu bởi vi rút herpes simplex týp 1 (HSV-1). Khi bạn đã từng bị một đợt nhiễm herpes, vi rút sẽ ngủ im trong các tế bào thần kinh trên da của bạn và có thể tái phát trở lại ở cùng một vị trí như trước đó. Nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm, việc sử dụng thuốc hoặc kem chống vi-rút theo toa có thể giúp vết loét mau lành hơn. Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm giảm tần suất, độ dài và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát trong tương lai.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Herpes môi là gì? 

Herpes môi còn gọi là vết loét lạnh (cold sore), là những mụn nước nhỏ, chứa dịch nằm trên và xung quanh môi. Chúng thường được gây ra bởi vi rút herpes simplex týp 1 (HSV-1) và ít gặp hơn đối với vi rút herpes simplex týp 2 (HSV-2). Những mụn nước này thường được hợp lại với nhau thành từng mảng. Sau khi mụn nước hình thành, chúng sẽ vỡ ra và đóng vảy/mài, lớp vảy này có thể tồn tại vài ngày. Vết loét lạnh này thường lành sau hai đến ba tuần mà không để lại sẹo.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Herpes môi

Herpes môi thường trải qua một số giai đoạn gồm các dấu hiệu và triệu chứng như sau: 

  • Giai đoạn ngứa và châm chích: Nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, rát hoặc ngứa ran xung quanh môi khoảng một ngày hoặc lâu hơn trước khi một nốt nhỏ, cứng, đau xuất hiện và mụn nước bắt đầu mọc lên.

  • Giai đoạn mụn nước: Các mụn nước nhỏ chứa đầy dịch thường xuất hiện dọc theo viền môi. Đôi khi chúng xuất hiện xung quanh mũi hoặc má hoặc bên trong miệng. 

  • Giai đoạn rỉ nước và đóng mài: Các mụn nước nhỏ có thể hợp lại rồi vỡ ra, để lại các vết loét nông, rỉ nước và đóng mài.

Thời điểm xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng kể trên có thể khác nhau tùy thuộc vào liệu đây là lần đầu tiên bạn nhiễm virus hay đây là đợt tái phát. Nếu đây là lần đầu tiên bạn bị, các triệu chứng có thể chỉ xuất hiện ít nhất 20 ngày sau khi bạn tiếp xúc với vi - rút. Các vết loét có thể kéo dài vài ngày và các mụn nước có thể mất từ ​​hai đến ba tuần để lành hoàn toàn. Các đợt tái phát thường xuất hiện tại cùng một vị trí mỗi lần và có xu hướng ít nghiêm trọng hơn so với đợt bùng phát đầu tiên.

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: Sốt, đau họng, đau đầu, nhức mỏi cơ, sưng hạch bạch huyết.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh herpes môi

Các biến chứng do herpes môi rất hiếm gặp. Biến chứng có thể xảy ra nếu vi - rút lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể như: 

  • Mắt: Gây nhiễm trùng mắt và nếu tình trạng này tái diễn, viêm giác mạc herpes có thể dẫn đến sẹo giác mạc, giảm thị lực và gây mù.

  • Não, tuỷ sống: Vi rút có thể lan tràn đến hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng được gọi là viêm não màng não thường gặp ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu.

  • Sinh dục: Có thể gây loét hoặc sùi ở vùng sinh dục.

  • Các vùng da khác trên cơ thể: Nếu bệnh nhân có cơ địa bị chàm và nhiễm herpes, cần lưu ý đến tình trạng viêm da nghiêm trọng gọi là herpes chàm hóa. Lúc này cần đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Mụn nước chưa lành trong vòng 14 ngày;

  • Mụn nước rất lớn hoặc đau;

  • Có tình trạng sưng, đau nướu và lở loét trong miệng (viêm nướu răng) kèm theo;

  • Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm - ví dụ, do hóa trị hoặc bệnh tiểu đường.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến herpes môi

Chúng thường được gây ra bởi vi rút herpes simplex týp 1 (HSV-1) và ít gặp hơn đối với vi rút herpes simplex týp 2 (HSV-2).

Nguy cơ

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải herpes môi

Khi bạn đã từng bị một đợt nhiễm herpes, vi rút sẽ ngủ im trong các tế bào thần kinh trên da của bạn và có thể tái phát trở lại ở cùng một vị trí như trước đó. Sự tái phát có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố sau:

  • Nhiễm virus hoặc sốt;

  • Thay đổi nội tiết tố cơ thể, chẳng hạn như những thay đổi liên quan đến kinh nguyệt;

  • Căng thẳng, mệt mỏi;

  • Tiếp xúc với ánh nắng và gió;

  • Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch;

  • Có những tổn thương ở da.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Herpes môi

Bác sĩ có thể chẩn đoán trên lâm sàng dựa vào việc quan sát các mụn nước và hỏi về các triệu chứng lâm sàng. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch trong mụn nước và xét nghiệm để tìm virus HSV.

Phương pháp điều trị herpes môi hiệu quả

Thuốc hoặc kem chống vi - rút theo toa có thể giúp vết loét mau lành hơn. Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm giảm tần suất, độ dài và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát trong tương lai.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của herpes môi

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Phương pháp phòng ngừa herpes môi hiệu quả

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi - rút cho bạn dùng thường xuyên nếu bạn bị herpes hơn chín lần một năm hoặc nếu bạn có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng. Những đối tượng có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng do herpes chủ yếu là những người có hệ miễn dịch suy yếu như: Bệnh nhân HIV/AIDS, tiền căn viêm da cơ địa/chàm, đang hoá trị liệu ung thư, đang dùng thuốc chống thải ghép sau ghép tạng...

Để tránh lây lan herpes, bạn có thể thử một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tránh hôn và tiếp xúc da với người đang có mụn nước. Vi rút dễ lây lan nhất khi các mụn nước rỉ dịch.

  • Tránh dùng chung đồ dùng, khăn tắm, son dưỡng môi và các vật dụng cá nhân khác có thể làm lây lan vi - rút khi có mụn nước.

  • Giữ bàn tay sạch sẽ. Khi bị herpes, hãy rửa tay cẩn thận trước khi chạm vào mình và người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-cold-sores-basics

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cold-sore/symptoms-causes/syc-20371017

https://www.nhs.uk/conditions/cold-sores/

Các bệnh liên quan

  1. Xơ cứng bì

  2. Rụng tóc

  3. Lupus ban đỏ dạng đĩa

  4. Viêm nang lông

  5. Viêm da cơ địa

  6. Mụn lưng

  7. Phát ban ở ngực

  8. Viêm da dầu

  9. Viêm da tiết bã

  10. Bệnh Pellagra