Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù là căn bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng nhiều người vẫn băn khoăn liệu người lớn có bị sởi không? Nếu mắc có nguy hiểm không?
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, thuộc chi Morbili virus gây nên, có thể gây thành dịch. Virus sởi lây qua đường hô hấp.
Khi nhắc đến sởi, nhiều người thường nghĩ rằng đây là loại bệnh chỉ xuất hiện ở trẻ em. Thế nhưng trên thực tế, ai cũng có thể mắc sởi, kể cả người lớn. Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm chủng gây miễn dịch đầy đủ bằng vaccine sởi đều có thể cảm nhiễm với bệnh sởi. Người lớn khi mắc sởi càng dễ dẫn đến các tai biến do chủ quan. Ở người lớn, dấu hiệu của bệnh sởi rất mờ nhạt, thường dễ gây nhầm lẫn với các sốt phát ban khác.
Đặc biệt, người lớn mắc bệnh sởi ít gặp các biến chứng về đường hô hấp, tuy nhiên điều nguy hại chính là những di chứng của bệnh sởi ở người lớn thường không ai có thể biết để ngăn chặn.
Người lớn mắc sởi có thể sẽ có một số triệu chứng sau:
Khác với trẻ em, bệnh sởi ở người lớn rất nguy hiểm, nguy hiểm nhất là biến chứng não viêm, các biến chứng nặng khác như liệt, động kinh và ngớ ngẩn.
Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị biến chứng là khá cao, khoảng 15%. Phụ nữ khi mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Virus sởi gây biến chứng sảy thai, gây sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, thậm chí là dị tật.
Phụ nữ mang thai không thể tiêm phòng sởi dù hiện nay không có bằng chứng cho tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra.
Ở phụ nữ mang thai, khi ra đường nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, sát trùng mũi họng, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.
Đáng lo ngại là những di chứng của bệnh sởi ở người lớn thông thường không ai có thể biết để ngăn chặn. Nhiều trường hợp sau khi bệnh nhân tưởng đã khỏi bởi hết sốt, hết phát ban thì sẽ xuất hiện trở lại sốt li bì và nhiều người sau đó bị viêm màng não với các biến chứng nặng.
Các chuyên gia y tế cho biết, do quan niệm bệnh sởi chỉ có ở trẻ em nên làm cho người lớn thường chủ quan khi mắc bệnh, không có những biện pháp cách ly, cũng như không có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh tốt nên khi mắc bệnh nên dễ làm lây lan trong cộng đồng và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn.
Trong gia đình nếu nhà có người lớn mắc bệnh sởi, người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang thường xuyên để tránh lây lan bệnh.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp người lớn có bị sởi không cũng như trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cho bạn và gia đình.
Nguyễn Hồng
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.