Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắp mắt là hiện tượng một u hạt xuất hiện ở mí mắt do tuyến nhờn bị bít tắc, cản trở tầm nhìn và gây khó chịu cho người gặp phải. Các chất bã ứ đọng sẽ xâm nhập nhập các vùng mô gần đó và làm viêm hạt cấp tính, thường bị nhầm lẫn với lẹo mắt (tình trạng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập).
Chắp mắt có rất nhiều dạng, có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng thường hay tái phát. Thông thường, các chắp mắt đều vô khuẩn nên dùng kháng sinh để chữa trị không mang lại hiệu quả, do đó, nhiều người chọn cách mổ chắp mắt. Phương pháp này liệu có đem lại hiệu quả? Mổ chắp mắt bao lâu thì khỏi? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chắp mắt là một vấn đề về mắt tương đối phổ biến, là một u hạt từ tuyến sụn mi bị bít tắc gây nổi cục ở mí mắt trên, các chất bẩn tích tụ xâm nhập vào những mô lân cận và làm viêm hạt mãn tính, đôi khi có thể khởi phát cấp tính hay âm ỉ. Thời gian đầy, chắp mắt có kích thước nhỏ, hơi ửng đỏ và mềm, qua vài ngày sẽ chuyển cứng hơn. Chắp mắt thường hay bị nhầm lẫn với mụt lẹo, cách phân biệt là lẹo thường xảy ra ở mép mí mắt và sưng đau còn chắp mắt sẽ nằm xa mí và không gây đau. Chắp mắt có nhiều dạng, có thể nằm bên ngoài, bên trong mi mắt hoặc đa chắp. Với dạng chắp mắt bên ngoài, biểu hiện là có nốt đỏ ở mi mắt, độ rắn, kích thước khoảng chừng hạt đậu; chắp mắt bên trong nằm trong mi mắt nên khó thấy hơn; với trường hợp đa chắp mắt, nhiều đầu chắp sẽ xuất hiện trên một hoặc hai mi, thậm chí cả hai bên mắt.
Chắp mắt là một u hạt từ tuyến sụn mi bị bít tắc gây nổi cục ở mí mắt
Thông thường sẽ có một số triệu chứng để bạn có thể nhận ra tình trạng mắt bị chắp:
Chắp mắt xảy ra chủ yếu do tình trạng tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Ai cũng có khả năng gặp phải hiện tượng này, tuy nhiên chắp mắt thường xuất hiện ở những người bị viêm bờ mi, mắc các bệnh liên quan đến làn da như chàm, mụn trứng cá, viêm da tiết bã, hoặc từng mắc chắp mắt hay mụt lẹo trước đây. Chất dịch nhờn trong tuyến mi (meibum) của các đối tượng này thường đặc hơn, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn dễ xảy ra hơn.
Tình trạng chắp mắt thường xuất hiện ở những người bị viêm bờ mi
Phần lớn các trường hợp bị chắp mắt đều không dẫn đến vấn đề gì nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, các cục u mi mắt này có thể bị nhiễm trùng. Mặc dù khả năng này rất hiếm nhưng nếu nó xảy ra, tình trạng nhiễm trùng mắt có thể lây lan ra toàn bộ mí mắt và các vùng mô lân cận mắt. Khi đó, mí mắt sẽ ửng đỏ, sưng to, mắt đau nhức dữ dội, mở mắt khó khăn và có thể bị sốt. Biến chứng này được gọi là viêm mô tế bào bao quanh hốc mắt (orbital cellulitis), nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên gặp bác sĩ để được chữa trị đúng cách, hạn chế các hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Chắp mắt có thể biến chứng thành viêm mô tế bào bao quanh hốc mắt
Thực tế, hầu hết các chắp mắt nhỏ đều có thể tự khỏi sau 2-8 tuần. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình này, bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc chắp mắt ngay tại nhà dưới đây.
Trong trường hợp chắp mắt quá lớn hoặc vẫn không tự hết sau 2-8 tuần chăm sóc tại nhà, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ dẫn điều trị. Thông thường, phương pháp mổ chắp mắt sẽ được tiến hành. Về cơ bản, bác sĩ sẽ rạch một đường ở mí mắt để giúp dịch tuyến mi thoát ra ngoài. Trong quá trình mổ bạn sẽ được gây tê cục bộ nên sẽ không có cảm giác đau đớn, đồng thời cũng được tiêm steroid để giảm sưng sau khi mổ. Nếu không có hiện tượng bất thường gì xảy ra, mổ chắp mắt sẽ khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày. Biểu hiện là vị trí mổ chắp mắt không không còn sưng đỏ, đau nhức, miệng vết mổ khô, không chảy máu và khép kín lại hoàn toàn.
Người mổ chắp mắt sẽ khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày
Để ngăn ngừa hiện tượng chắp mắt xảy ra, gây cản trở sinh hoạt hằng ngày của bạn, cách tốt nhất là giữ vệ sinh đôi mắt luôn được sạch sẽ bằng các biện pháp sau:
Chắp mắt thường không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng cảm giác cộm ngứa ở mắt cũng khiến người khó chịu và mất tự tin về vẻ bề ngoài của mình. Bài viết trên đây đã chia sẻ các phương pháp phòng tránh cũng như điều trị tình trạng chắp mắt hiệu quả, hy vọng bạn luôn giữ được sự khỏe mạnh, sáng ngời cho đôi mắt của mình!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.