Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thoái hóa khớp là bệnh không chừa một ai. Vì thế, ngay từ hôm nay, bạn hãy cẩn trọng với sức khỏe chính mình và sớm có biện pháp phòng tránh, khắc phục kịp thời khi có các dấu hiệu dưới đây.
Thông thường, thoái hóa khớp là bệnh xảy ra chủ yếu ở độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở đi) do khớp lão hóa nhiều theo thời gian. Nhưng theo các nghiên cứu chuyên sâu, ngay cả những người ở độ tuổi 30 – 35 vẫn có khả năng cao bị thoái hóa khớp nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Vì thế, bạn không nên chủ quan và tìm hiểu kĩ về bệnh này.
Thoái hóa khớp thực chất là tình trạng sụn khớp bị tổn thương và giảm thiểu lớn lương dịch khớp. Tình trạng này tưởng chừng chỉ đến với ai bước sang tuổi 40+ nhưng thực tế, chúng có thể dễ xảy ra ở các bạn trẻ bởi:
Cuộc sống hiện đại làm bạn trẻ ít vận động hơn trong khi đó là là tác nhân chính khiến tình trạng và mức độ lão hóa xảy ra sớm và đồng bô trên toàn cơ thể
Bên cạnh đó, quá trình mang vác nạng, chấn thương khớp hay duy trì một tư thế quá lâu, hành động lặp đi lặp lại sẽ khiến khớp gối, khớp vai, khớp tay,.. bị ảnh hưởng và thoái hóa sau thời gian nhất định.
Vậy biểu hiện khi thoái hóa khớp là gì?
Dù người già hay trẻ, khi bị thoái hóa hóa khớp, bạn sẽ có những biện hiện chính dưới đây:
Khớp kêu lục cục mỗi khi co duỗi kèm theo cơn đau nhẹ
Khi ngủ dậy khớp bị co cứng lại. Tình trạng được giảm bớt sau khi tập 15 – 20 phút
Khi vận động mạnh sẽ thấy khó cử động các khớp, đi khập khiễng, đau mỏi sau gáy và lan ra cánh tay.
Ngồi xổm cũng có thể đau, khi đứng dậy vô cùng khó khăn, đặc biệt là khó leo cầu tháng
Khớp bị tê cứng, sứng lên hoặc biến dạng, teo ổ khớp. Đây là biểu hiện ở tình trạng thoái khóa khớp quá nặng và gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.
Tình trạng bệnh nếu kéo dài sẽ khiến lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương bị hư tổn, bào mòn dần và gây ra đau nhức.
Với số trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần điều trị theo các phương pháp vật lý. Bệnh nặng hơn, bạn cần phải sử dụng thuốc liều lượng cao theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài những lưu ý trên, để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh, bạn cần chủ động duy trì chế độ ăn uống hợp lý giàu can xi (như ăn hải sản, tôm, cua đồng, rau bó xôi,... ) và tập luyện thể dục hàng ngày một cách khoa học.
Đừng quên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất mỗi ngày qua chế độ ăn uống để xương luôn chắc khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng chống loãng xương tốt, ngăn ngừa tối đa các bệnh về viêm khớp.
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.