Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách điều trị và phòng chống loãng xương hiệu quả

Ngày 23/08/2017
Kích thước chữ

Điều trị loãng xương cần có tuân theo nguyên tắc khoa học và an toàn. Theo các báo cáo gần đây nhất, tần suất các bệnh về cơ xương khớp tăng lên cùng với tuổi

Điều trị loãng xương cần có tuân theo nguyên tắc khoa học và an toàn. Theo các báo cáo gần đây nhất, tần suất các bệnh về cơ xương khớp tăng lên cùng với tuổi tác, đặc biệt là loãng xương.

1. Bệnh loãng xương thường gặp ở giai đoạn nào?

Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương trong cơ thể và tổn thương vi cấu trúc của mô xương gây hậu quả xương trở nên giòn, mỏng và dẫn tới dễ gãy xương.

Vào khoảng độ tuổi 35, số lượng tế bào xương bị mất đi nhiều hơn số lượng được thay thế khiến cho xương bị loãng và yếu đi. Khi bước vào thời kì trung niên thực sự (trên 50 tuổi) do sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương rõ rệt nhất, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế.

Đặc biệt nữ giới là đối tượng mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam nên cần phải chú ý trong việc bảo vệ hệ thống khung xương đúng cách. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 50% số phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương cột sống, xương cổ tay hoặc xương đùi do loãng xương. Và đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50-59, độ tuổi từ 60-69 là 22%, 39% trong độ tuổi từ 70-79 và từ 80 trở lên chiếm tới 70%.

Cách điều trị và phòng chống loãng xương hiệu quả
Phụ nữ tuổi mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương nhất

2. Những cách điều trị bệnh loãng xương

Có rất nhiều phương pháp điều trị loãng xương. Hiện nay, các phương pháp điều trị phổ biến nhất đó chính là phương pháp Đông y và Tây y:

Phương pháp Tây y: chủ yếu điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc chia làm 2 nhóm: chống hủy xương (bao gồm các nhóm nhỏ là hormone và các chất tác động đến hormone (Premarin, Livial, prempak C…), nhóm thuốc bisphosphonate và nhóm thuốc Calcitonin). Nhóm thứ 2 là thuốc tái tạo xương (canxi, vitamin D, thuốc chống đồng hóa …) nhằm kìm hãm quá trình mất canxi dẫn tới xương bị phân hủy, làm thúc đẩy quá trình tái tạo xương, giúp hấp thu canxi tốt hơn. Tùy từng trường hợp bệnh và thiếu chất cụ thể, các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc khác nhau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những loại thuốc này không được sử dụng tùy ý liều lượng hay thời gian, phải theo sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của các bác sĩ.

Phương pháp Đông y: là phương pháp tập trung chủ yếu bổ thận sinh tinh, dưỡng cốt thủy, thanh nhiệt giải độc cơ thể. Thường là từ các thành phần thảo dược thiên nhiên kết hợp sắc: Tơ hồng xanh, gối hạc, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm,…tuy nhiên những bài thuốc này phải sử dụng trong thời gian dài.

3. Những biện pháp phòng chống bệnh loãng xương

Phòng bệnh hơn trị bệnh và phòng loãng xương phải là cả một quá trình, bởi không chỉ tác động riêng một yếu tố nào mà phải phối hợp để tác động nhiều yếu tố cùng một lúc, đặc biệt là những yếu tố có nguy cơ gây mất xương, loãng xương cao. Cùng áp dụng các biện pháp dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng khoa học: Cần bổ sung đầy đủ Canxi, vitamin và các chất khoáng cần thiết hàng ngày. Nên ăn những loại thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng và ở các loại rau màu xanh lá cây, chuối, tỏi tây, súp lơ xanh,…để bổ sung canxi và vitamin. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi và giới tính sẽ có nhu cầu Canxi và vitamin D khác nhau: Ở người lớn trung bình cần 1g canxi mỗi ngày cụ thể:  Nhu cầu canxi cho phụ nữ sau mãn kinh là 1000 – 1500 mg, cho nam giới trên 50 tuổi là 1000 mg. Còn nhu cầu Vitamin D là 400-800UI/ngày.

Cách điều trị và phòng chống loãng xương hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Ngoài những dưỡng chất trên cũng phải bổ sung phosphor, đây là một nguyên tố rất quan trọng trong việc hình thành và duy trì, tái tạo khối lượng xương như: cá,tôm, sò biển, sữa, táo, rau câu…. Hay magnesium – thành phần quan trọng giúp cơ thể hấp thụ và giữ lại canxi trong cơ thể. Magnesium có nhiều trong các loại hạt, hải sản, ngũ cốc, đậu, một số loại rau xanh…

Thể dục thể thao hợp lý: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc tăng cường hoạt động thể lực, như chạy bộ, đạp xe,… tránh uống rượu, bia và hút thuốc lá cũng có vai trò quan trọng đề phòng nguy cơ loãng xương.

Đặc biệt, phòng tránh ngã hoặc bị chấn thương bằng cách luyện tập đều đặn để tăng độ chắc của cơ bắp, kiểm tra thị lực hàng kì và tránh sử dụng những thuốc có những tác dụng phụ gây: đau đầu, hoa mắt chóng mặt (dẫn đến nguy cơ ngã cao)

Thực phẩm chức năng: Bên cạnh những biện pháp phòng mất xương kể trên còn phải dùng dược phẩm. Ngày nay, có nhiều loại dược phẩm tốt đã ra đời nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho việc điều trị loãng xương và phòng ngừa gãy xương do loãng xương như Calci K2 sản xuất tại Đan Mạch với những thành phần: Calcium 400mg, Vitamin K2 22,5mcg, Vitamin D3 10mcg, Magnesium 200mg…bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, mang lại hiệu quả trong việc giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng chống loãng xương, ngăn ngừa các bệnh về viêm khớp.

Để tiếp tục tham gia vào cuộc sống một cách hạnh phúc và ý nghĩa nhất, hãy áp dụng những biện pháp trên để có hệ xương khớp khỏe mạnh nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Loãng xương