Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân, đối tượng, cách phòng ngừa và triệu chứng suy giáp

Ngày 30/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormon cơ thể cần. Nồng độ hormon tuyến giáp thấp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân, đối tượng, cách phòng ngừa và triệu chứng suy giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, hình bướm, nằm ở vùng cổ. Chức năng của tuyến giáp là sản xuất các hormone tuyến giáp và đưa vào máu, sau đó máu sẽ vận chuyển đến các mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể giữ ấm và hỗ trợ não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.

Về bệnh suy giáp

Bệnh suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp) là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp. Khi mắc bệnh suy giáp, tuyến giáp sẽ không sản sinh đủ hormon như thyroxine, T3, T4 cần thiết cho cơ thể. Biểu hiện có thể xảy ra khi suy tuyến giáp là tụt canxi máu hoặc ảnh hưởng đến tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng. Bệnh suy giáp khá nguy hiểm, có thể gây mất mạng trong thời gian ngắn.

Bệnh suy giáp là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp Bệnh suy giáp là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp

Nguyên nhân gây suy giáp

Trước khi tìm hiểu về triệu chứng suy giáp, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây suy giáp. Có 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giáp là:

  • Teo tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto.
  • Nguyên nhân thứ phát sau khi điều trị bệnh lý cường giáp.

Những nguyên nhân ít gặp hơn đó là thiếu iot trong chế độ ăn hằng ngày hoặc do mắc bệnh suy giáp bẩm sinh hay thứ phát sau khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Triệu chứng suy giáp

Suy tuyến giáp nhẹ thường có các triệu chứng suy giáp không rõ ràng, thêm vào đó bệnh thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi nên các bệnh nhân thường nghĩ triệu chứng bệnh là do tuổi già, chẳng hạn như:

  • Ăn không ngon miệng.
  • Táo bón.
  • Da tái xanh hoặc khô, dễ bị lạnh.
  • Trí nhớ giảm.
  • Trầm cảm.
  • Giọng khàn hoặc trầm hơn.
  • Thở gấp, thay đổi nhịp tim.
  • Đau khớp hoặc các cơ.
  • Không hứng thú trong tình dục.

Nếu suy giáp ở mức độ trầm trọng thì có triệu chứng nặng nề hơn như: Lưỡi phình to ra, phù toàn thân, da sậm màu và xù xì do lớp sừng phát triển dày.

Triệu chứng suy giáp Triệu chứng điển hình của bệnh suy giáp

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh suy giáp có ảnh hưởng như nhau đến cả hai giới tính và có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến hơn là ở phụ nữ cao tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp như sau:

  • Phụ nữ lớn hơn 60 tuổi.
  • Rối loạn tự miễn.
  • Gia đình có người thân mắc bệnh tự miễn.
  • Đã được điều trị xạ trị iot hoặc dùng thuốc ức chế tuyến giáp.
  • Tiền sử chiếu bức xạ vào cổ hoặc phần ngực trên.
  • Đã từng phẫu thuật tuyến giáp.

Phòng ngừa bệnh suy giáp

Chúng ta có một số cách có thể phòng ngừa bệnh suy giáp như:

  • Bệnh nhân có anti-TPO tăng mà chưa có biểu hiện lâm sàng của bệnh suy giáp thì cần theo dõi và xét nghiệm thường xuyên hàng năm để phát hiện và điều trị sớm.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở trước khi chuẩn bị có thai cần làm xét nghiệm tầm soát sớm bệnh suy giáp vì 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi chưa hình thành tuyến giáp thì cần đến lượng hormon tuyến giáp lớn để hình thành và phát triển hệ thần kinh, nếu trong quá trình này mà thiếu lượng hormon do mẹ bị suy giáp thì trẻ sinh ra dễ bị kém phát triển trí tuệ và thể chất.
  • Những đứa trẻ có mẹ bị bệnh suy giáp cần được xét nghiệm lấy máu gót chân ngay những ngày đầu chào đời để kiểm tra.
Những đứa trẻ là con có mẹ bị bệnh suy giáp cần được xét nghiệm lấy máu gót chân ngay những ngày đầu chào đời để kiểm tra. Những đứa trẻ có mẹ bị bệnh suy giáp cần được xét nghiệm lấy máu gót chân để kiểm tra

Phương pháp điều trị bệnh suy giáp

Suy giáp hiện nay không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên hầu hết người bệnh có thể được kiểm soát bằng cách thay thế lượng hormone mà tuyến giáp không sản xuất đủ để đưa mức T4 và TSH trong cơ thể trở lại mức bình thường.

Thuốc thyroxine tổng hợp chứa hormone giống với hormon T4 mà tuyến giáp tạo ra. Tất cả người bệnh suy giáp trừ những người bị phù niêm nặng (suy giáp nguy hiểm đến tính mạng) đều có thể được điều trị ngoại trú mà không cần phải nhập viện. Đối với một số người bệnh khi dùng thyroxine (T4) mà không cải thiện các triệu chứng lâm sàng, có thể bổ sung thuốc liothyronin (T3), thuốc thường dùng Cytomel® có thể sẽ giúp ích cho họ.

Phương pháp điều trị bệnh suy giáp Phương pháp điều trị bệnh suy giáp

Khi dùng hormone tuyến giáp bạn cần phải theo dõi để điều chỉnh liều lượng hormone tuyến giáp cho phù hợp, tránh tình trạng dùng liều quá cao dẫn tới cường giáp hoặc chưa đủ liều hormone. Sau khi thay đổi liều lượng thyroxine, bạn cần kiểm tra lại nồng độ TSH sau 6 đến 8 tuần. Nếu là phụ nữ đang mang thai hoặc đang dùng thuốc cản trở khả năng sử dụng thyroxine của cơ thể thì cần phải xét nghiệm hormone thường xuyên hơn.

Trẻ bị suy giáp cần phải duy trì thuốc hormone tuyến giáp hàng ngày và kiểm tra nồng độ TSH trong quá trình phát triển để phòng ngừa việc phát triển trí tuệ chậm. Khi liều lượng thyroxine đã ổn định, có thể xét nghiệm TSH định kỳ mỗi năm một lần. Mục tiêu của điều trị là duy trì nồng độ TSH của cơ thể ở mức bình thường.

Không có phương pháp nào chữa khỏi suy giáp và hầu hết bệnh nhân sẽ bị suy giáp suốt đời. Nếu bạn uống thuốc đều đặn, khám bác sĩ định kỳ và duy trì đúng liều lượng thyroxine phù hợp, tình trạng suy giáp có thể sẽ được kiểm soát tốt. Các triệu chứng suy giáp sẽ hết và những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lý này sẽ được cải thiện. Nếu bạn kiểm soát tốt tình trạng suy giáp của bản thân, tuổi thọ của bạn cũng không bị sẽ ảnh hưởng.

Do tính phức của triệu chứng suy giáp và sự chuyển biến của bệnh, mọi người cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân. Hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng tránh mắc bệnh suy giáp.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Suy giáp