Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng

Ngày 31/07/2022
Kích thước chữ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Cùng điểm qua một số nguyên nhân chính được nhắc đến trong bài viết này.

Chảy máu chân răng khi đánh răng là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên, mọi người thường bỏ qua vấn đề này và nghĩ nó không có gì đáng lo ngại. Thế nhưng, chảy máu chân răng khi vệ sinh răng miệng có thể là dấu hiệu của các bệnh bệnh lý, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ quan. 

Chảy máu chân răng khi đánh răng nguyên nhân do đâu? 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Theo các chuyên gia y tế nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh đánh răng có thể do: 

  • Viêm nướu: Viêm nướu, viêm lợi là một trong những tác nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, hoặc thói quen sử dụng tăm xỉa răng thay chỉ nha khoa sẽ dễ dẫn tới viêm nướu. Viêm nướu càng nghiêm trọng thì bạn càng hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng. 
  • Bệnh về răng và quanh răng: Đau răng, nhiễm trùng chân răng, sâu răng, viêm nha chu là bệnh ở răng và quanh răng gây ra chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Vấn đề về răng và nướu: Răng mọc không đúng chỗ, mọc lệch, khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, thức ăn thường xuyên bị mắc lại ở kẽ răng là lý do dẫn đến đánh răng hay bị chảy máu chân răng. Nướu bị chấn thương do dùng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh làm tổn thương nướu cũng sẽ gây ra tình trạng chân răng bị chảy máu.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng Bệnh lý răng nướu là một trong các nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc thường xuyên ăn nhiều thức ăn cứng hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ chất, thiếu vitamin C khiến nướu bị tổn thương.
  • Dùng thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin K gây chảy máu chân răng. Thuốc điều bị bệnh động kinh, ung thư cũng có thể dẫn đến tình trạng này. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh khiến cơ thể thay đổi nội tiết tố dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. 
  • Cơ thể mắc bệnh ở gan: Quá trình đông máu của cơ thể có sự tham gia của gan. Do đó, nếu gan bị tổn thương cũng sẽ dẫn tới chức năng gan bị ảnh hưởng và gây chảy máu chân răng. 

Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên hút thuốc, công việc và cuộc sống nhiều lo âu, căng thẳng, hoặc bị sốt xuất huyết, mắc bệnh cầu, máu khó đông, tiểu đường,… có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. 

Chảy máu chân răng khi đánh răng có đáng lo không? 

Nếu tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng thỉnh thoảng mới xảy ra thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại, tình trạng này có thể xảy ra vài ngày và khỏi. Tuy nhiên, nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên thì có thể bạn bị viêm nướu cấp tính, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt. Chảy máu chân răng khi đánh răng không được điều trị và xác định nguyên nhân sẽ gây viêm nha chu làm tổn thương đến các tổ chức quanh răng. Nguy hiểm hơn có thể làm răng bị rụng.

Chảy máu chân răng khi đánh răng không đáng lo ngại nếu được điều trị kịp thời Chảy máu chân răng nếu không xác định rõ nguyên nhân có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Với những đối tượng có vấn đề bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, khi gặp tình trạng chảy máu chân răng cần sớm thăm khám và điều trị để tránh gây biến chứng viêm nội tâm mạc, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim dẫn tới đột quỵ. Phụ nữ mang thai khi gặp tình trạng chảy máu chân răng cũng cần sớm thăm khám để hạn chế biến chứng thai kỳ, sinh non, trẻ sinh ra thiếu ký, nhẹ cân. 

Phòng ngừa chảy máu chân răng khi đánh răng

Ngoài việc chủ động thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng, bạn còn có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và phù hợp: Các bạn nên chải răng 2 lần mỗi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Chải răng đúng cách là chải dọc từ trên xuống dưới và xoay tròn. Không nên chải răng quá mạnh, dùng bàn chải đầu mềm tránh làm tổn thương đến nướu.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin C, K,... Đây là những vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng hiệu quả. Các bạn nên thường xuyên bổ sung đa dạng thực phẩm từ thịt cá, hải sản, rau củ, trái cây,…
Vệ sinh răng miệng đúng cách kết hợp bổ sung thực phẩm dinh dưỡng giúp phòng ngừa chảy máu chân răng khi đánh răng Chế độ dinh dưỡng phù hợp lành mạnh giúp phòng tránh chảy máu chân răng.
  • Tránh tình trạng căng thẳng: Hạn chế việc căng thẳng kéo dài để giúp bảo vệ sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bạn cần loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc để giúp bảo vệ răng miệng. Không sử dụng thuốc lá sẽ giúp răng chắc khỏe, hơi thở sạch, thơm và giảm các bệnh lý về nguy hiểm về phổi. 
  • Đến cơ sở thăm khám: Cần tới nha sĩ để lấy vôi răng, dùng nước súc miệng chuyên khoa để giảm tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc giúp điều trị chảy máu chân răng khi đánh răng phù hợp với từng nguyên nhân. 

Chảy máu chân răng khi đánh răng diễn ra thường xuyên là dấu hiệu bạn không nên xem thường. Vì đây là biểu hiện phản ánh vấn đề bất thường của sức khỏe cần sớm khắc phục và điều trị. Cùng với những chia sẻ về vấn đề chảy máu chân răng giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. 

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin