Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tinh hoàn ẩn là một dị bẩm sinh thường được phát hiện ở những bé trai khi vừa chào đời. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số ít trường hợp nam giới trưởng thành cũng mắc phải tình trạng này. Hãy cùng cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tinh hoàn ẩn qua bài viết dưới đây nhé!
Trong giai đoạn vẫn còn là bào thai nằm trong tử cung của người mẹ, hai tinh hoàn sẽ nằm ở vị trí phía sau sát với hai quả thận. Khi thai nhi bước sang tháng thứ 8, cả hai tinh hoàn sẽ di chuyển từ bụng qua bẹn rồi xuống vị trí cuối cùng là bìu, trước khi đứa trẻ chào đời. Tinh hoàn ẩn được hiểu là tình trạng mà lúc bé trai sinh ra, một hoặc cả hai tinh hoàn chưa được di chuyển xuống bìu và vẫn nằm ở bụng hoặc chỉ xuống bìu một phần.
Thông thường, những trường hợp ghi nhận mắc tinh hoàn ẩn chỉ ảnh hưởng một tinh hoàn. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho biết, có khoảng 10% số trẻ mắc tinh hoàn ẩn ở cả hai tinh hoàn. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn là gì?
Đối với các bé trai, triệu chứng tinh hoàn ẩn là không nhìn thấy hoặc không sờ thấy tinh hoàn ở vị trí bìu. Đối với người trưởng thành mắc tinh hoàn ẩn thường có các dấu hiệu dưới đây:
Theo nghiên cứu cho biết, tỷ lệ mắc tinh hoàn ẩn ở những bé trai được ghi nhận là khoảng 3 – 4% khi các bé trai chào đời. Tỷ lệ này sẽ cao hơn ở những trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non hoặc sinh đôi. Trong nhiều trường hợp sau khi sinh, tinh hoàn sẽ tự động di chuyển xuống bìu trước khi bé trai được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn không nằm trong bìu cho đến khi bé trai 6 tháng tuổi, lúc này rất khó để tinh hoàn có thể tự động đi xuống bìu và bé trai cần được can thiệp điều trị.
Tinh hoàn ẩn thường có kích thước nhỏ hơn so với tinh hoàn bình thường, nhu mô thường mềm nhão. Sự thay đổi về mô học của tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng đến tinh trùng và gây vô sinh. Nếu bệnh nhân chỉ bị ẩn tinh hoàn một bên, lúc này họ vẫn có khả năng sinh con sau này. Tuy nhiên, lúc này có nhiều rủi ro khác chẳng hạn như có nguy cơ cao bị ung thư bên tinh hoàn ẩn.
Trong trường hợp người bệnh bị tinh hoàn ẩn ở cả hai bên có nguy cơ vô sinh rất cao. Những bệnh nhân này khi thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ thường không phát hiện tinh trùng. Thậm chí, họ không thể thực hiện quan hệ tình dục do sự thiếu hụt nội tiết tố trầm trọng.
Ngoài ra, những bé trai có tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể xảy ra ung thư hoá tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn và tổn thương về tâm sinh lý do hoàn toàn không có hoặc chỉ có một tinh hoàn.
Trường hợp tinh hoàn ẩn bẩm sinh thường được phát hiện ở bé trai bị rối loạn nội tiết, dị tật bẩm sinh hoặc có những bất thường về di truyền. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ được sinh ra với tinh hoàn ẩn nhưng lại không xác định được nguyên nhân chính xác.
Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tinh hoàn ẩn thường gặp:
Trường hợp suy tuyến yên sẽ làm thiếu gonadotropin gây ra tinh hoàn ẩn.
Khi có sự sai lệch tổng hợp testosterone, thiếu men 17α-hydroxylase và 5α-reductase… sẽ làm cho tinh hoàn không phát triển một cách bình thường. Ngoài ra, một số trường hợp khác như người bệnh mắc hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen, cũng có nguy cơ mắc tinh hoàn ẩn.
Do sự phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển và không xuống được tới bìu.
Gần 100% tất cả các bé trai nhẹ cân khi sinh cụ thể là nặng dưới 0.9 kg khi sinh sẽ mắc phải tinh hoàn ẩn. Hơn thế nữa, có khoảng 3% bé trai sinh đủ tháng có nguy cơ bị tinh hoàn ẩn nhưng có đến 30% bé trai sinh non dễ mắc phải dị tật này. Ngoài ra, tiền căn gia đình hay yếu tố di truyền cũng là vấn đề phát triển tinh hoàn ẩn.
Các bệnh lý thai nhi có thể ngăn cản sự tăng trưởng, chẳng hạn như hội chứng Down hoặc khiếm khuyết thành bụng. Ngoài ra, việc người mẹ có sử dụng bia, rượu trong thai kỳ, hút thuốc lá trực tiếp hoặc hít phải khói thuốc thường xuyên, người mẹ bị béo phì, mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ, người mẹ có tiếp xúc với hóa chất hoặc thuốc trừ sâu… cũng có nguy cơ khiến bé trai sơ sinh mắc phải tinh hoàn ẩn. Không những thế, estrogen của người mẹ trong giai đoạn mang thai cũng có ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh hoàn tới bìu.
Bạn đọc vừa xem qua bài viết với chủ đề nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn. Hi vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ làm hài lòng quý độc giả. Tình trạng tinh hoàn ẩn bẩm sinh ở những bé trai cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, các bé trai cần tiến hành điều trị tinh hoàn ẩn trước 24 tháng tuổi nhằm tránh nguy cơ vô sinh, ung thư hóa tinh hoàn và những biến chứng nguy hiểm khác. Đối với những nam giới khi trưởng thành mắc tinh hoàn ẩn, tại bệnh viện chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn đồng thời kết hợp với cân bằng nội tiết tố. Chúc cho quý độc giả thân yêu có được một sức khỏe an khang và nên thăm khám định kỳ hai lần mỗi năm nhằm phát hiện và điều trị bệnh lý nếu có sớm nhất nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.