Long Châu

Xoắn tinh hoàn: Bệnh lý nguy hiểm gây vô sinh và nhiều biến chứng

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại tử tinh hoàn. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất thường ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi và cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử và cắt bỏ tinh hoàn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Xoắn tinh hoàn là gì? 

Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam nằm ở bìu, có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, đồng thời cũng tham gia vào hệ nội tiết với vai trò sản xuất ra hormone testosterone. Nam giới có hai tinh hoàn được giữ cố định bằng các dây thừng tinh có vai trò mang máu đến tinh hoàn. Trong quá trình xoắn tinh hoàn, dây này sẽ xoắn lại. Kết quả là, lưu lượng máu bị ảnh hưởng và các mô trong tinh hoàn có thể bắt đầu chết.

Xoắn tinh hoàn thường sẽ cần phải điều trị cấp cứu, nếu để kéo dài thì một bên tinh hoàn sẽ phải loại bỏ vĩnh viễn.

Xoắn tinh hoàn được chia thành 2 nhóm chính:

  • Xoắn ngoài tinh mạc: Là tình trạng dây chằng bìu cố định không hoàn toàn vào vách bìu, làm tinh hoàn xoay tự do ở trong bìu. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh với những cơn đau, sưng bìu.

  • Xoắn trong tinh mạc: Là tình trạng tinh hoàn xoay tự do bên trong bìu thường gặp ở thanh thiếu niên (10 – 20 tuổi).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của xoắn tinh hoàn

Thông thường, đau và sưng túi bìu là triệu chứng chính của xoắn tinh hoàn. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột và dữ dội. Sưng có thể chỉ xảy ra ở một bên hoặc toàn bộ bìu. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy có sự chênh lệch ở 2 bên tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị xoắn sẽ lớn hơn bình thường và có màu đỏ, nâu đỏ hoặc đỏ đậm. 

Ngoài ra, cũng có thể gặp một số biểu hiện:

  • Chóng mặt;

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa;

  • Có khối u ở bìu;

  • Có máu trong tinh dịch.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Nhiễm trùng: Trường hợp tinh hoàn bị tổn thương hoặc chết mà không được loại bỏ có thể dẫn đến hoạt tử và nhiễm trùng.

  • Teo tinh hoàn: Nếu bệnh nhẹ không được điều trị có thể gây teo tinh hoàn và mất khả năng sản xuất tinh trùng.

  • Vô sinh: Trong trường hợp mất 1 bên tinh hoàn thì sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của nam giới. Nhưng nếu mất cả 2 tinh hoàn thì người bệnh không có khả năng sinh con.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra đặc biệt là trẻ nhỏ, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến xoắn tinh hoàn

Nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng xoắn tinh hoàn vẫn chưa được phát hiện. Nó có thể xảy ra khi người nam gặp phải chấn thương, đang nằm ngủ hay đang lao động làm việc.

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý xoắn tinh hoàn thừng tinh thường gặp như sau:

  • Bất thường bẩm sinh tại các cấu trúc thừng tinh hoàn: Nhiều người trong số những người bị xoắn tinh hoàn bẩm sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, mặc dù họ có thể không biết điều đó.

  • Tinh hoàn di động gặp ở giai đoạn trẻ sau sinh chưa xuống bìu hoàn toàn.

  • Chấn thương trong khi tập luyện hay sinh hoạt hàng ngày.

  • Khí hậu lạnh giá hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) xoắn tinh hoàn?

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường xuyên nhất ở nam giới trẻ từ 12 đến 20 tuổi và cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ở những người trên 30 tuổi rất hiếm bị xoắn tinh hoàn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) xoắn tinh hoàn

Các yếu tố làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn: 

  • Người đã từng bị xoắn tinh hoàn.

  • Tiền xử gia đình có người bị xoắn tinh hoàn.

  • Khí hậu: Xoắn tinh hoàn dễ bị vào mùa đông khi tiết trời lạnh. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến tinh hoàn thay đổi vị trí và gây xoắn.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Xoắn tinh hoàn

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị xoắn tinh hoàn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Siêu âm Doppler màu; 

  • Xét nghiệm nước tiểu;

  • Xét nghiệm công thức máu;

  • Chụp Scan phóng xạ.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị Xoắn tinh hoàn hiệu quả

Thông thường, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng xoắn tinh trùng. Một số trường hợp, bác sĩ có thể tháo xoắn tinh hoàn bằng cách ấn vào bìu. Nhưng các bác sĩ sẽ vẫn phải cần phẫu thuật để ngăn tình trạng xoắn tái phát.

Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở bìu, tháo xoắn thừng tinh, nếu cần, và cố định một hoặc cả hai tinh hoàn vào bên trong bìu.

Giảm đau:

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể sử dụng một túi đá chườm lên vài lần mỗi ngày, trong vòng 10 đến 20 phút. Điều này sẽ giúp giảm sưng.

Vệ sinh:

Vết mổ trong quá trình phẫu thuật cũng có thể rỉ dịch trong một đến hai ngày nên cần rửa nhẹ nhàng với nước ấm và xà phòng.

Nghỉ ngơi và phục hồi:

Trong vài tuần sau khi phẫu thuật hạn chế một số loại hoạt động tình dục và kích thích.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xoắn tinh hoàn

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước;

  • Bổ sung chất dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, vitamin, khoáng chất,….

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;

  • Vệ sinh vết mổ bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn 2 lần/ngày;

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa xoắn tinh hoàn hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Nên đi bộ mỗi ngày để tăng lưu lượng máu đến tinh hoàn;

  • Tránh va chạm mạnh ở vùng nhạy cảm này sẽ dẫn đến tổn thương tinh hoàn;

  • Không mặc quần bó sát làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn. Tốt nhất, nên lựa chọn các sản phẩm có chất liệu mềm mại, thông thoáng;

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe nam khoa để phát hiện bệnh kịp thời;

  • Không quan hệ tình dục mạnh bạo vì có thể ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn;

  • Không nên tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột hoặc tắm bằng nước lạnh;

  • Không nên ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/testicular-torsion#outlook

  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/190514

  3. https://www.msdmanuals.com/professional/genitourinary-disorders/penile-and-scrotal-disorders/testicular-torsion

Các bệnh liên quan

  1. Yếu sinh lý

  2. Phì đại tuyến tiền liệt

  3. Ung thư dương vật

  4. U xơ tuyến tiền liệt

  5. Dương vật cong

  6. Rối loạn xuất tinh

  7. Xuất tinh sớm

  8. Rối loạn cương dương

  9. Tắc ống dẫn tinh

  10. Viêm tinh hoàn