Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm cầu thận là căn bệnh đang ngày càng nhiều người bị và có xu hướng trẻ hóa dần. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này để có những phương pháp phòng tránh hiệu quả.
Mọi người thường nghe về những tác hại của bệnh suy thận, với những biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân gây viêm cầu thận và cách phòng tránh là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Viêm cầu thận là bệnh lý ở thận làm suy giảm khả năng lọc làm cho mức dịch và chất thải nguy hiểm tích tụ trong cơ thể. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến suy thận và tổn thương các mạch máu của thận.
Vi khuẩn gây bệnh viêm cầu thận cấp chủ yếu là liên cầu tan huyết bêta nhóm A và do những trực khuẩn gram (-) như vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn não mô cầu, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn Klebsiella Pneumoniae...
Bệnh những mắc những bệnh nhiễm khuẩn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm quanh động mạch dạng nút, dị ứng thuốc, ngộ độc thức ăn làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra những phản ứng nhiễm trùng, gây nên những tổn thương thận lâu dài.
Mắc những bệnh lý về thận như sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm ký sinh trùng, từ đó cơ thể sẽ tự sản sinh ra nhiều kháng thể đến khu trú tại cầu thận và gây viêm.
Đi tiểu khó khăn hoặc đau rát khó chịu, đồng thời tần suất đi tiểu cũng nhiều hơn, bệnh nhân có thể đi tiểu đêm nhiều hơn 20 lần/ngày nhưng lượng nước tiểu cũng rất ít. Nguyên nhân là bàng quang bị viêm nên chế độ bài tiết bị rối loạn, nước tiểu nhiều hơn, có mùi và có màu đục.
Người bị viêm cầu thận thường có dấu hiệu sốt trên 37 độ C, vào ban đêm thường có cảm giác lạnh khắp người, đổ nhiều mồ hôi. Lúc này người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Vị trí viêm cầu thận đau buốt khó chịu, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy vùng lưng và bụng dưới đau thắt, có thể chỉ đau một bên. Với những trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân đột ngột sốt cao, rét run, thể trạng suy sụp nhanh chóng, môi khô nứt nẻ, xuất hiện những cơn đau dữ dội như dao đâm, cơn đau lan xuống vùng bàng quang, thậm chí lan ra cả bộ phận sinh dục ngoài.
Những dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận đôi khi có thể nhầm lẫn với viêm nhiễm bàng quang, vì thế nếu người bệnh chủ quan điều trị muộn hoặc không đúng thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính gây suy thận, nhiễm khuẩn thận vô cùng nguy hiểm.
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất như chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất.
Ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần, đặc biệt là loại cá béo giàu omega-3.
Ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là những loại quả chứa nhiều vitamin như chuối, táo, cam, bưởi, dừa, nho, đu đủ…
Nên ăn những loại rau xanh như bắp cải, bông cải, súp lơ xanh, đầy là những loại rau chứa hàm lượng vitamin C, B, K cao giúp tăng cường chức năng thận và cơ thể nuôi dưỡng và phát triển tế bào, hệ cơ quan mà còn hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
Tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế những thức ăn quá mặn, vì hấp thụ quá nhiều muối có nguy cơ khiến nước bị tích tụ trong cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ suy thận, suy tim. Hạn chế những thức đóng hộp như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông (chúng chứa lượng muối rất lớn), những đồ ăn vặt có vị mặn hay bánh quy và những loại thực phẩm lên men như cà, dưa muối, kim chi muối...
Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ duy trì sự sống và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời tăng cường khả năng hoạt động hiệu quả của thận. Nam giới từ 19 tuổi trở nên bổ sung khoảng 3,87 – 4l (tương đương 13 ly nước mỗi ngày), trong khi đó nữ giới trong độ tuổi này nên uống khoảng 9 ly mỗi ngày (tương đương với 2,8 – 3l nước) là phù hợp. Còn đối với trẻ em thì tùy thuộc vào thể trạng và cân nặng, trong đó trẻ nên uống khoảng 1.5l- 2l mỗi ngày.
Những loại chất kích thích này gây ảnh hưởng xấu đến thận, với nồng độ chất cồn và nicotine trong thuốc lá dễ gây nên các bệnh tim mạch, yếu tố nguy cơ kéo theo tình trạng chức năng thận suy giảm. Vì vậy chúng ta nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá cũng như hạn chế bia rượu để phòng ngừa suy thận hiệu quả.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp bạn tăng cường tuần hoàn máu cũng như khả năng hoạt động của các tế bào bạch cầu giúp tăng cường chức năng lọc của thận. Tập thể dục cũng giúp duy trì cân nặng, hạn chế béo phì và cũng một phương pháp giảm cân an toàn, giảm thiểu nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp và đái tháo đường - vốn hai nguyên nhân suy thận hàng đầu.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.