Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận là rất quan trọng, bởi chức năng thận suy giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng thải trừ thuốc khỏi cơ thể. Khi thận không còn hoạt động hiệu quả, nồng độ kháng sinh trong máu có thể tăng lên, từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng.
Khả năng đào thải chất độc hại cho cơ thể ở những bệnh nhân suy thận bị suy giảm. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc có cùng liều lượng không gây hại cho người khoẻ mạnh nhưng lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể của bệnh nhân suy thận. Vì vậy, việc điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận trong điều trị nhiễm khuẩn là rất quan trọng và cần thiết.
Suy thận là tình trạng suy giảm hoặc mất khả năng lọc của thận, khiến thận không thể thực hiện được chức năng điều chỉnh huyết áp, đào thải chất thải… Do đó, việc sử dụng cho bệnh nhân suy thận cần được điều chỉnh với liều lượng phù hợp để tránh gây ra độc tính hoặc làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc, từ đó giảm thiểu những tác động xấu trên cơ thể người bệnh.
Có đến 60 - 80% bệnh nhân suy thận xảy ra tình trạng nhiễm trùng và cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Việc dùng thuốc kháng sinh không được điều chỉnh phù hợp có thể gây hại cho cơ thể. Vì thế, việc điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận với liều lượng phù hợp là rất cần thiết. Thông thường, quá trình điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận bắt đầu khi độ thanh thải creatinin < 50ml/phút.
Việc điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận với liều lượng phù hợp sẽ tránh tích tụ độc tính của thuốc do thận không đào thải được, gây độc cho cơ thể. Bên cạnh việc điều chỉnh liều lượng thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng cần cân nhắc lựa chọn loại kháng sinh phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh suy thận, ưu tiên sử dụng các loại kháng sinh ít gây độc tính cho thận trước tiên.
Như vậy, điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận là việc làm rất cần thiết để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh lên cơ thể cũng như giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
Bệnh nhân suy thận gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. Việc lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với tình trạng suy thận và tuân thủ đúng nguyên tắc sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Dưới đây là nguyên tắc lựa chọn kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, bao gồm:
Việc điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận có thể được thực hiện bằng cách giảm liều lượng duy trì bệnh hoặc kéo dài thời gian đưa kháng sinh vào cơ thể người bệnh để tránh tình trạng tích lũy thuốc trong cơ thể do kháng sinh không được đào thải.
Việc điều chỉnh liều lượng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân suy thận sẽ tùy thuộc vào mức lọc cầu thận (GFR) hoặc độ thanh thải creatinin (CrCl).
Dưới đây là một số loại kháng sinh phổ biến được điều chỉnh phù hợp mức độ suy thận của bệnh nhân, cụ thể như sau:
Liều lượng bình thường sử dụng cho người lớn là 15mg/kg/ngày theo đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy thận sẽ được điều chỉnh liều kháng sinh, tùy thuộc vào mức độ suy thận như:
Liều lượng bình thường sử dụng ở người lớn với nồng độ 500/125mg là uống 3 lần/ngày hoặc nồng độ 875/125mg là uống 2 lần/ngày.
Liều dùng cho bệnh nhân suy thận cụ thể như sau:
Liều lượng bình thường sử dụng ở người lớn là từ 1,5 - 3g theo đường tiêm tĩnh mạch, mỗi 6 giờ/lần.
Đối với bệnh nhân suy thận, liều lượng sử dụng cụ thể như sau:
Liều dùng bình thường sử dụng ở người lớn là từ 1 - 2g theo đường tiêm tĩnh mạch, mỗi 8 giờ/lần.
Liều dùng cho bệnh nhân suy thận được điều chỉnh như sau:
Liều dùng bình thường sử dụng ở người lớn là từ 1 - 2g theo đường tiêm tĩnh mạch, mỗi 8 - 12 giờ/lần.
Đối với bệnh nhân suy thận, liều lượng cụ thể như sau:
Liều dùng bình thường ở người lớn là từ 250 - 500mg, chia 2 lần/ngày theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc 0,75 - 1,5g theo đường tiêm tĩnh mạch, mỗi 8 giờ/lần.
Điều chỉnh liều lượng theo mức độ suy thận, cụ thể như sau:
Liều dùng bình thường ở người lớn là từ 250 - 750mg uống mỗi 12 giờ/lần hoặc liều dùng tiêm tĩnh mạch là 400mg với mỗi 8 - 12 giờ/lần.
Chỉnh liều uống cho bệnh nhân suy thận, cụ thể như sau:
Chỉnh liều tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân suy thận như sau:
Liều dùng cho người lớn là từ 1,5 - 2,5mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch với mỗi 8 giờ/lần.
Liều lượng điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận, cụ thể như sau:
Liều dùng cho người lớn là:
Liều lượng điều chỉnh cho bệnh nhân suy thận như sau:
Bên cạnh đó, một số loại kháng sinh khác không cần điều chỉnh liều lượng ở bệnh nhân suy thận như Ceftriaxone, Clindamycin, Moxifloxacin, Doxycycline, Cefoperazon.
Tóm lại, việc điều chỉnh kháng sinh cho bệnh nhân suy thận là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến chức năng của thận tối ưu nhất, từ đó hỗ trợ giảm chi phí điều trị cũng như tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.