Glomerulus là gì? Một số điều cần biết về bệnh cầu thận
Ngày 28/07/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Khi khám phá chức năng và cấu trúc của thận, một trong những thuật ngữ quan trọng thường được nhắc đến là glomerulus. Nhưng glomerulus là gì và tại sao nó lại đóng vai trò gì? Để hiểu rõ hơn về chức năng của thận và cách cơ thể loại bỏ chất thải, hãy cùng tìm hiểu về Glomerulus trong bài viết dưới đây.
Glomerulus là gì và tại sao nó lại quan trọng trong hệ thống thận của chúng ta? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đáp cho bạn về khái niệm glomerulus và một số vấn đề liên quan đến bệnh cầu thận.
Glomerulus là gì và những điều cần biết
Glomerulus là cầu thận và là một trong những thành phần chính của tiểu cầu thận. Tiểu cầu thận, còn được gọi là tiểu thể thận, là một cấu trúc quan trọng trong thận, bao gồm hai thành phần chính. Thành phần đầu tiên là cầu thận (Glomerulus), một mạng lưới chằng chịt của các mao mạch nhỏ, nơi diễn ra quá trình lọc máu.Thành phần thứ hai là bao tiểu thể (Bowman's capsule), một lớp vỏ bao bọc xung quanh cầu thận.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu về Glomerulus là gì, vậy những bệnh cầu thận là gì và những bệnh nào gây nên bệnh cầu thận?
Thế nào là bệnh cầu thận?
Một trong những chức năng quan trọng của thận là sản xuất nước tiểu, giúp loại bỏ nước và các sản phẩm cặn bã từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Máu được đưa vào thận với lưu lượng lớn, khoảng 1200 ml/phút. Máu sau đó chảy qua mạng lưới mao mạch trong cầu thận, nơi một phần huyết tương (khoảng 120 ml/phút) được lọc qua màng cầu thận và di chuyển vào khoang nước tiểu của nephron, từ đó tạo ra nước tiểu đầu tiên.
Nhờ vào cấu trúc đặc biệt của màng lọc cầu thận, protein như albumin và các tế bào máu được giữ lại trong máu, không lọt vào nước tiểu. Nước tiểu đầu tiên ở cầu thận sau đó di chuyển qua ống thận. Tại đây, nước tiểu được tái hấp thu nước và các ion cần thiết, và quá trình trao đổi chất tiếp tục diễn ra. Sau đó, nước tiểu chuyển qua ống góp, nơi nó được tinh chế thành nước tiểu cuối cùng. Nước tiểu cuối cùng được đưa vào bể thận, rồi theo niệu quản xuống bàng quang trước khi được thải ra khỏi cơ thể.
Bệnh cầu thận xảy ra khi có tổn thương đến cấu trúc cầu thận, dẫn đến sự thay đổi trong chức năng của nó. Nếu tổn thương chỉ xảy ra tại cầu thận, tình trạng này được gọi là bệnh cầu thận nguyên phát. Ngược lại, nếu tổn thương cầu thận là kết quả của các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó có thận, thì bệnh lý này được gọi là bệnh cầu thận thứ phát.
Những bệnh lý nào thương gây ra bệnh lý cầu thận?
Các bệnh lý gây ra bệnh cầu thận có thể kể đến như:
Viêm cầu thận lupus: Đây là tình trạng khi bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thận, dẫn đến viêm cầu thận lupus. Các tự kháng thể trong bệnh lupus gây phản ứng viêm đối với cấu trúc thận, làm suy giảm chức năng lọc nước và chất thải của thận. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tăng huyết áp và suy giảm chức năng thận. Nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến suy thận vĩnh viễn.
Hội chứng Goodpasture: Đây là một bệnh tự miễn hiếm gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng. Hội chứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tạo ra kháng thể chống lại collagen trong phổi và thận.
Bệnh thận IgA: Bệnh này xảy ra khi kháng thể immunoglobulin A (IgA) tích tụ quá mức trong thận, dẫn đến viêm cục bộ. Theo thời gian, tình trạng này có thể làm giảm khả năng lọc máu của thận. Bệnh thường tiến triển chậm trong vài năm và là một trong những bệnh viêm cầu thận nguyên phát thường gặp.
Viêm thận di truyền (hội chứng Alport): Là tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, đặc biệt là các tiểu cầu thận (đơn vị lọc nhỏ nhất trong thận), điều này dẫn đến bệnh thận và cuối cùng là suy thận. Bệnh thường được di truyền từ cha sang con gái, trong khi mẹ có thể truyền bệnh cho cả con trai và con gái. Bệnh nhân viêm thận di truyền cũng có thể gặp các vấn đề về thính lực và thị lực.
Bệnh viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu (PSGN): Là di chứng muộn do phản ứng miễn dịch sau viêm họng hoặc nhiễm trùng da, được gây ra bởi chủng Streptococcus pyogenes (S.pyogenes, nhóm A). Các dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận cấp tính sau nhiễm liên cầu khuẩn bao gồm phù chủ yếu ở mặt và bọng mắt, tăng huyết áp, protein niệu, tiểu máu (nước tiểu màu sẫm hoặc nâu đỏ), và cảm giác lơ mơ, mệt mỏi, hoặc chán ăn.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Đây là tình trạng nhiễm trùng các mô trong tim. Nguyên nhân gây tổn thương thận trong bệnh này vẫn chưa được xác định rõ, có thể là do phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng tim hoặc do các bệnh lý khác.
Xơ cứng cầu thận: Xơ cứng cầu thận là tình trạng sẹo xơ cứng của các cầu thận. Các bệnh lý như lupus và tiểu đường là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ cứng cầu thận.
Bệnh thận do đái tháo đường: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh cầu thận và suy thận ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Đái tháo đường thường dẫn đến mức đường huyết cao, làm tăng kết dính của các protein trong cầu thận, kích hoạt quá trình tạo sẹo khu trú. Khi bệnh tiến triển, các mô thận bình thường bị thay thế bằng mô xơ, làm giảm hoặc mất chức năng lọc của thận. Nồng độ glucose cao còn làm tăng lưu lượng máu tới thận, dẫn đến tăng hoạt động của các cầu thận và tăng huyết áp.
Xơ vữa cầu thận phân đoạn khu trú (FSGS): Là tình trạng xơ cứng chỉ xuất hiện ở một số vị trí cụ thể trong cầu thận. FSGS có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, liên quan đến các bệnh lý như viêm thận ngược dòng (do nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu), hội chứng Alport (viêm cầu thận kết hợp với tổn thương thính giác và thị giác), lạm dụng heroin, và HIV.
Như vậy, việc tìm hiểu Glomerulus là gì không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về cấu trúc và chức năng cơ bản của thận, mà còn mở ra cái nhìn sâu hơn về cách thận thực hiện chức năng lọc máu và tạo nước tiểu. Glomerulus, với mạng lưới mao mạch tinh vi, là một phần không thể thiếu trong quá trình này, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng của thận. Hiểu biết về glomerulus giúp chúng ta nhận diện sớm các vấn đề về thận và có kế hoạch điều trị hiệu quả. Để có thêm thông tin chi tiết về glomerulus và các bệnh lý liên quan, hãy tham khảo các tài liệu y tế uy tín hoặc liên hệ với các chuyên gia y tế.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.