Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tai xương chũm? Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không? 

Ngày 28/06/2022
Kích thước chữ

Viêm tai xương chũm thường gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, những đặc điểm của căn bệnh này thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy viêm tai xương chũm có những đặc điểm nào? Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tai xương chũm và căn bệnh này có nguy hiểm không? Theo dõi phần nội dung ở bài viết sau để được giải đáp cụ thể nhé. 

Tổng quan về căn bệnh viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm là một bệnh lý ở tai giữa. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào lớp niêm mạc ở hòm tai và những thông bào xương chũm. Căn bệnh diễn tiến thành viêm xương chũm hoặc trong một số trường hợp, độc tố mạnh ở vi khuẩn sẽ tiến thẳng vào xương chũm mà không xảy ra ở phần tai giữa. Khi được tiêm vacxin, những biến chứng do căn bệnh gây ra thường ít hơn so với thập niên 70, 80 và chỉ chiếm khoảng 0,1% các trường hợp cấp cứu tai mũi họng. 

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tai xương chũm? Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?1 Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?

Nguyên nhân dẫn đến viêm xương tai chũm

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm tai xương chũm phải kể đến như:

  • Do căn bệnh viêm tai giữa không được điều trị dứt điểm.
  • Do biến chứng của viêm tai giữa cấp tính và mãn tính gây ra.
  • Viêm tai giữa xảy ra sau các bệnh như ho gà, bệnh bạch cầu.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus, Haemophilus influenzae.

Những triệu chứng của viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm cấp tính

Triệu chứng toàn thân:

  • Bệnh nhân bị đau tai, sốt, khả năng nghe kém, có thể xảy ra phản ứng màng não như co giật, mê sảng.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, nhiễm độc sốt cao từ 39 đến 40 độ C.
  • Ở trẻ nhỏ có thể thấy tình trạng bị co giật, thóp phồng như viêm màng não.
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tai xương chũm? Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?2 Viêm tai xương chũm gây sốt cao ở trẻ

Triệu chứng cơ năng:

  • Người bệnh bị đau ở sâu trong tai, đau theo từng nhịp mạch đập, cơn đau sâu ở trong tai rồi lan ra vùng thái dương và vùng chũm.
  • Khả năng nghe kém, chóng mặt và ù tai nhẹ.
  • Tình trạng chảy mủ ít đi hoặc tăng lên do bị bít tắc mủ dẫn đến mủ thối, lưu mủ.

Triệu chứng thực thể:

  • Mặt chũm thường bị nề đỏ, ấn vào có cảm giác đau đớn.
  • Mủ tai có màu xanh, mùi thối khẳn, đôi khi xuất hiện cả tia máu.
  • Nắp bình tai, phía sau tai có dấu hiệu bị sưng phồng, mủ chảy xuống phần cổ, mủ có thể phá vỡ mảng da và tạo nên những lỗ rò.
  • Màng nhĩ nề đỏ, bở nham nhở, đáy lỗ thủng bị phù nề, xung huyết.

Viêm xương chũm mạn tính

Triệu chứng cơ năng:

  • Xuất hiện tình trạng chảy mủ tai thường xuyên, mủ đặc có mùi hôi.
  • Tai đau âm ỉ và lan sang một nửa vùng đầu có bên tai bị bệnh. Cơn đau xảy ra âm ỉ, liên tục và thi thoảng có những cơn đau kịch phát.
  • Khả năng nghe kém rõ rệt.

Triệu chứng thực thể:

  • Khi soi tai thì nhận thấy lỗ thủng màng tai rộng, sát khung xương, có bờ nham nhở, trong hòm nhĩ có chứa polyp hoặc cholesteatoma. Những mảng mủ thối có thể có những mảng trắng của cholesteatoma.
  • Sức nghe suy giảm và phụ thuộc vào mức độ của bệnh lý.

Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?

Một trong số những biến chứng do viêm tai xương chũm gây ra đó là viêm tai xương chũm hồi viêm. Đây vốn là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính. Bệnh có thể ẩn chứa những mối nguy hiểm đe dọa tới tính mạng người bệnh (viêm tĩnh mạch bên, áp xe não, viêm màng não,...). Do đó bệnh thường được xếp vào loại viêm tai nguy hiểm. 

Xương chũm khi bị viêm sẽ tạo ra một chất là cholesteatoma hoặc xương chũm có cấu tạo quá thông bào. Cholesteatoma vốn là một khối có khả năng khiến cho xương bị ăn mòn và là 70% các nguyên nhân dẫn đến biến chứng nội sọ. 

Viêm xương chũm thường xảy ra ở những trẻ có thể trạng suy yếu, sốt xuất huyết, sởi, mắc phải căn bệnh đái tháo đường, quai bị, HIV/AIDS. 

Điều trị viêm tai xương chũm thế nào?

Bệnh nhân bị viêm tai xương chũm nên thực hiện việc điều trị nội khoa bằng cách sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, giảm đau. 

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tai xương chũm? Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không?3 Thuốc tây điều trị viêm tai xương chũm

Trong trường hợp bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân cần phải tiêm trực tiếp thuốc kháng sinh vào trong mạch máu rồi mới sử dụng thuốc uống. Việc điều trị bằng kháng sinh nên thực hiện liên tục trong ít nhất là 2 tuần. Nếu điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả thì bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn xương chũm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp phẫu thuật khác như chỉnh sửa xương chũm, phẫu thuật loại bỏ, cắt bỏ xương chũm. 

Viêm tai xương chũm có nguy hiểm không? Thông qua nội dung ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã được lý giải cụ thể về vấn đề này rồi chứ. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được giải đáp rõ ràng nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin