Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với nữ giới, kinh nguyệt là sự xuất hiện tự nhiên và là một phần trong quá trình chuẩn bị cho việc mang thai. Khi hệ thống nội tiết sinh sản của nữ giới phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng, kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn mỗi tháng. Tuy nhiên, cũng vào những ngày hành kinh đó, cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định như mệt mỏi, khó chịu, đau bụng dưới và đặc biệt là tiêu chảy khi có kinh. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì bạn đã biết chưa?
Hành kinh là một trạng thái mà bất kì người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua. Khi không có sự thụ thai, nồng độ estrogen và progesterone sẽ bị giảm xuống cho đến một mức nào đó, cơ thể phụ nữ bắt đầu hành kinh. Trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, tử cung sẽ bong ra lớp niêm mạc và cùng với một ít máu sẽ được đưa ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo. Đó chính là máu trong chu trình kinh nguyệt.
Khi có kinh, hầu hết cơ thể của nữ sẽ trải qua sự mệt mỏi nhất định trong đó có đau bụng kinh quằn quại, chuột rút hoặc thậm chí là tiêu chảy. Tình trạng nữ giới bị tiêu chảy khi có kinh là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở nữ giới. Hơn thế nữa, vấn đề tiêu chảy kỳ kinh nguyệt còn có thể xảy ra với tần suất khác nhau tùy theo từng tháng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi có kinh là gì qua bài viết này nhé!
Có rất nhiều vấn đề về tiêu hóa xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Trong đó, so với táo bón hoặc đầy hơi thì tình trạng tiêu chảy khi có kinh được xảy ra rất phổ biến. Mặc dù không phải là vấn đề đáng lo ngạ,i tuy nhiên tiêu chảy khi có kinh thường gây ra sự khó chịu cho người mắc phải, ảnh hưởng tiêu cực đến những hoạt động hàng ngày của chị em. Dưới đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến tiêu chảy kỳ kinh nguyệt mà bạn đọc có thể tham khảo:
Loại hormone prostaglandin được tiết ra vào thời điểm trước chu kỳ kinh nguyệt xảy ra, được xem là yếu tố gây nên hiện tượng tiêu chảy khi có kinh. Hormone này gây ra các cơn co thắt tử cung, có tác dụng làm bong lớp niêm mạc.
Đối với một số trường hợp, prostaglandin có thể gây ra các cơn co thắt trong ruột khiến thức ăn đi qua ruột già nhanh hơn so với bình thường. Hơn thế nữa, prostaglandin cũng có thể làm tăng bài tiết chất điện giải – yếu tố này thúc đẩy bạn đi tiêu nhiều hơn, thậm chí có thể dẫn đến tiêu chảy.
Khi bạn có kinh, những thức ăn có tính hàn, những thức uống lạnh, nước ngọt có gas hoặc đồ ăn đã nguội là những thực phẩm cần kiêng kị. Trong trường hợp bạn tiêu thụ những loại thực phẩm này, tình trạng đau bụng kinh và tiêu chảy sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn.
Trên thực thế cho thấy, cơ thể của người phụ nữ trong giai đoạn này được đánh giá tương đối yếu. Những cơn co thắt tử cung sẽ khiến đổ mồ hôi cùng với cảm giác ớn lạnh và lạnh bụng xảy ra. Đây được xem là một tác nhân gián tiếp gây ra tình trạng tiêu chảy khi có kinh.
Việc kiểm soát tình trạng tiêu chảy khi có kinh cũng giống với điều trị tiêu chảy thông thường. Bạn cần lưu ý một số điều sau đây nhằm làm giảm tình trạng này:
Khi bị tiêu chảy, trước tiên bạn cần đảm bảo cung cấp uống đủ nước để chống lại sự mất nước do tình trạng này gây ra. Để nhận biết cơ thể có đủ nước hay không, bạn có thể quan sát đến màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt, có nghĩa là bạn đã uống đủ nước và ngược lại, khi nước tiểu sẫm màu nghĩa là bạn bị mất nước. Lúc này, bạn cần tăng lượng bổ sung nước đúng cách cho cơ thể.
Trong những “ngày đèn đỏ”, chị em nên ưu tiên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như chuối, táo và yến mạch… Đồng thời, nên tránh những loại thực phẩm, đồ uống và chất kích thích có thể khiến tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn như thức uống có caffeine, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas, các sản phẩm từ sữa, thức ăn cay, nóng nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo…
Tình trạng căng thẳng và lo lắng cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu chảy khi có kinh. Do đó, bạn nên có kế hoạch kiểm soát sự căng thẳng khi có kinh. Một số giải pháp như nên dành 10 phút mỗi ngày để thực tập thiền, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế các thiết bị điện tử và nên sắp xếp thời gian cho việc luyện tập thể dục… sẽ giúp bạn kiểm soát được căng thẳng và lo lắng từ đó giảm nguy cơ bị tiêu chảy khi có kinh đáng kể.
Trong một số trường hợp nhất định, việc bị tiêu chảy khi có kinh sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Lúc này, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc không kê đơn nhằm hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung thêm oresol nhằm bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy kéo dài bạn nhé!
Cách ngăn ngừa tình trạng thường xuyên bị tiêu chảy khi có kinh là vấn đề chắc hẳn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chị em phụ nữ. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể hữu ích dành cho bạn đọc:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân bị tiêu chảy khi có kinh gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết này sẽ phần nào làm hài lòng quý độc giả. Nhìn chung, tình trạng tiêu chảy khi có kinh thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có những triệu chứng bất thường như tiêu chảy kéo dài trên hai ngày, phân có lẫn máu hoặc chất nhầy… lúc này bạn cần đi khám. Tại bệnh viện, bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra đúng nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.