Mặc định
Lớn hơn
Khi trẻ bị lồng ruột mà không được xử lý kịp thời sẽ dễ gây tắc nghẽn mạch máu ở ruột, dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại tử, thủng ruột. Do đó, bạn nên nắm bắt kỹ lưỡng các nguyên nhân trẻ bị lồng ruột trong bài để chủ động hơn về mọi mặt.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột tự chui vào lòng đoạn ruột kế bên. Tình trạng này gây tắc nghẽn ở vị trí ruột bị lồng, dẫn đến ứ đọng thức ăn và dịch tiêu hóa. Việc hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị lồng ruột sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng tránh và xử lý bệnh.
Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là từ 3 - 9 tháng. Các bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 bé gái. Nguyên nhân của hầu hết các trường hợp lồng ruột ở trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi thường không thể xác định chính xác. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Lồng ruột có thể gây tổn thương và tắc nghẽn các mạch máu ruột, dẫn đến xuất huyết nội. Nếu không được điều trị kịp thời, thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm hoại tử, thủng ruột, rách thành ruột gây nhiễm trùng ổ bụng và nhiễm trùng máu.
Các dấu hiệu thường gặp ban đầu khi trẻ bị lồng ruột là bé đang khỏe mạnh, nhưng sau đó sẽ đột ngột khóc thét từng cơn do đau bụng. Trẻ có thể co gối vào ngực, bám vào cha mẹ hoặc giãy giụa khóc lóc trong khi đau. Ban đầu, mỗi cơn đau kéo dài khoảng 15 - 20 phút, nhưng sau đó chúng càng ngày càng kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn.
Các triệu chứng khác bao gồm nôn ói, tiêu phân nhầy máu, u bụng, chướng bụng, trẻ mệt lả do mất nước, tiêu chảy và sốt. Ở giai đoạn đầu, trẻ có thể nôn ra thức ăn, nhưng sau đó có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng. Đại tiện ra máu thường xảy ra sau khoảng 6 - 12 tiếng. Phân có màu đỏ hoặc nâu, hỗn hợp với nước nhầy hồng.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều có đầy đủ các triệu chứng kể trên. Một số trẻ không có cơn đau bụng rõ ràng, trong khi một số khác không có các triệu chứng đại tiện có máu hoặc có u bụng. Trẻ lớn hơn có thể chỉ cảm thấy đau bụng âm ỉ mà không có các triệu chứng khác.
Sau khi đã biết được nguyên nhân trẻ bị lồng ruột và dấu hiệu nhận biết tình trạng này, điều mà nhiều phụ huynh có lẽ đang quan tâm đó là cách xử trí như thế nào khi rơi vào tình huống này. Tùy thuộc vào thời gian cha mẹ đưa trẻ bị lồng ruột đến bệnh viện sớm hoặc muộn sẽ có cách xử trí khác nhau:
Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một trong các phương pháp xử lý sau:
Nếu trẻ đến viện muộn hơn 6 giờ hoặc thất bại trong việc áp dụng thủ thuật tháo lồng bằng hơi, các biện pháp sau sẽ được thực hiện:
Nếu trẻ nhập viện muộn hơn 24 giờ, thì trẻ cần phải được phẫu thuật ngay để loại bỏ phần ruột bị hoại tử. Tuy nhiên, việc hồi sức và chăm sóc hậu phẫu thuật rất phức tạp, trẻ có thể bị tử vong do suy kiệt và biến chứng viêm phổi nặng.
Khi trẻ bị lồng ruột, để phòng tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn hoặc tái phát, phụ huynh cần tuân theo những hướng dẫn sau đây:
Nói chung, lồng ruột là tình trạng đáng lo ngại ở trẻ nhỏ, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Vì thế, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan sát trẻ nhỏ thường xuyên để phát hiện tình trạng bệnh sớm. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân trẻ bị lồng ruột và cách xử lý phù hợp.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: medlatec.vn