Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em dưới 1 tuổi dễ bị sốt xuất huyết do muỗi vằn đốt, cũng là đối tượng nguy hiểm khi mắc căn bệnh này. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nhanh nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị sốt xuất huyết cho bé dưới 1 tuổi để có cách bảo vệ và chăm sóc con tốt nhất.
Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5. khi bắt đầu vào mùa mưa. Đây là bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong khá cao, đặc biệt là với những bé dưới 1 tuổi có hệ miễn dịch kém. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị sốt xuất huyết cho bé dưới 1 tuổi hiệu quả nhất.
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra, còn có tên gọi khác là muỗi Aedes. Muỗi vằn cái hút máu người mắc bệnh, sau đó mang mầm bệnh và chỉ lây bệnh cho người khác qua đường muỗi đốt. Muỗi vằn sau khi đốt người bệnh sẽ ủ bệnh trong vòng 10 ngày, và sau đó virus di chuyển lên tuyến nước bọt của muỗi sau đó truyền cho người lành. Bệnh dễ lây lan thành dịch bệnh do muỗi sinh sản nhanh, đốt nhiều và con người cũng khó phòng bị việc muỗi đốt, nhất là trẻ em dưới 1 tuổi.
Bệnh này lây lan qua chỉ lây lan qua muỗi vằn qua người lành, chứ không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra một kiểu lây lan không phổ biến khác là người lành được truyền máu của người mắc sốt xuất huyết, vì virus có thể sống trong máu là lây lan mầm bệnh.
Đặc điểm của muỗi gây bệnh là loại muỗi là màu đen, thân và chân có những đốm trắng xen kẽ. Trẻ em có thể mắc bệnh này ở mọi nơi như nhà trẻ, ở nhà, bệnh viện hoặc những nơi công cộng do muỗi vằn thường sinh sống và ẩn nấp ở mọi nơi.
Sốt cao trên 39-40 độ C: đây là biểu hiện thường gặp của sốt xuất huyết nhất, trẻ sốt cao đột ngột kèm theo những triệu chứng như biếng bú, mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc. Ban ngày trẻ có thể sốt li bì, ngủ nhiều và cơ thể uể oải, gọi ít khi phản ứng. Tuy nhiên ban đêm trẻ lại không ngủ được và quấy khóc nhiều.
Trẻ đau bụng, khi bú dễ ói và thường xuyên co giật nhẹ. Sau khoảng 1, 2 ngày trẻ sẽ bị đau nhức cơ thể, đau hốc mắt và có dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên ho, sổ mũi, hắt hơi thường xuyên.
Trẻ phát ban, trên cơ thể xuất hiện những vết xuất huyết đỏ phía dưới da, khi bạn chạm vào chúng sẽ biến mất và khi thả tay chúng lại xuất hiện lại. Những nốt này gây ngứa khiến trẻ rất khó chịu, nhưng bạn cần tránh cho trẻ cào vào vết ngứa gây xuất huyết ngoài.
Sau khoảng 8-10 ngày phát bệnh thì những triệu chứng sẽ giảm dần và lành hẳn, trẻ khi đó sẽ hết bệnh nếu được cha mẹ chăm sóc đúng cách.
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu như: xuất huyết ngoài như chảy máu mũi, đi tiêu có máu, sốt cao liên tục không giảm, ngủ li bì hoặc co giật, cả người ớn lạnh… thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để được điều trị nội trú. Kể từ khi xuất hiện những triệu chứng này, nếu không được chữa trị kịp thời trẻ sẽ dễ bị tử vong sau 5-6 giờ (tỷ lệ tử vong cao lên tới 30 – 40%).
Xem thêm:
Các cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn phổ biến nhất
Khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì?
Trúc
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.