Mắc bệnh sốt xuất huyết có bị ngứa không? Phòng chống căn bệnh này như thế nào?
Ngày 25/04/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và lượng mưa cao, chẳng hạn như Việt Nam. Vậy triệu chứng sốt xuất huyết là gì? Bệnh sốt xuất huyết có bị ngứa không, điều trị bệnh này như thế nào?
Sốt xuất huyết có bị ngứa không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết vì có những trường hợp mắc bệnh và xuất hiện tình trạng ngứa khắp người rất khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng bị ngứa do mắc bệnh sốt xuất huyết là gì và cách giải quyết tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Triệu chứng khi mắc sốt xuất huyết
Muỗi vằn Aedes aegypti mang vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết ở người. Bệnh tiến triển nhanh chóng theo từng giai đoạn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết là:
Giai đoạn 1
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết như sốt cao, đau nhức người, mệt mỏi, nhức đầu, nhức mắt. Người bệnh có thể tự dùng thuốc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, triệu chứng sốt giảm dần nhưng đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.
Tăng tính thấm thành mạch dẫn đến rò rỉ huyết tương nghiêm trọng: Những bệnh nhân cần truyền dịch hoặc thoát mạch quá mức có thể gặp các triệu chứng cảnh báo như buồn nôn, nôn, đau vùng gan, suy nhược, hôn mê,...
Xuất huyết: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da,... hoặc nặng hơn là bị suy tạng.
Giai đoạn 3
Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất và nếu vượt qua được giai đoạn này thì người bệnh chắc chắn sẽ được hồi phục, cơ thể cảm thấy đỡ mệt hơn, tăng đi tiểu, tiểu cầu tăng.
Mắc sốt xuất huyết có bị ngứa không?
Bệnh nhân sốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng rất có thể do virus gây ra. Sốt xuất huyết nặng và nhẹ thường có các triệu chứng điển hình như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ trên da, nổi mẩn ngứa khắp người, cơ thể khó chịu, ban ngày cảm thấy mệt mỏi và không thể ngủ được vì ngứa ngáy khắp người. Điều này cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau khi ốm.
Vậy bị sốt xuất huyết có gây ngứa không? Theo nghiên cứu, ngoài các triệu chứng điển hình như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và bầm tím thì ngứa cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết. Phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, phổ biến nhất là ở bàn chân và lòng bàn tay và có thể gây ngứa cho bệnh nhân.
Vì sao có nhiều trường hợp bị ngứa khi mắc bệnh sốt xuất huyết?
Bệnh sốt xuất huyết có gây ngứa không? Đây là câu hỏi chung của những người mắc bệnh này do có sự xuất hiện của những cơn ngứa mà không rõ nguyên nhân. Ngứa có thể xảy ra với mức độ nặng nhẹ khác nhau trong hoặc sau khi bị sốt xuất huyết. Một số người bị ngứa nhẹ, trong khi những người khác bị ngứa dữ dội có thể rất khó chịu và gây mất ngủ.
Bất kể nguyên nhân nào gây ngứa da khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân cũng cần được theo dõi tỉ mỉ, chặt chẽ các triệu chứng và đánh giá bằng các xét nghiệm máu, men gan và số lượng tiểu cầu để đảm bảo đúng bệnh và luôn trong tầm kiểm soát. Bệnh nhân thường hết ngứa sau khoảng 2 - 3 ngày, nhưng cũng có khi lâu hơn (có khi cả tuần, thậm chí vài tuần).
Cách để đánh tan các cơn ngứa do sốt xuất huyết
Người mắc bệnh có thể áp dụng hàng loạt những biện pháp sau đây để giảm bớt cảm giác khó chịu do ngứa gây nên:
Bổ sung vitamin C vừa đủ để tăng cường sức đề kháng.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Thoa gel lô hội lên vùng da bị ngứa có tác dụng làm dịu, kháng khuẩn và kháng nấm, giúp da nhanh lành hơn.
Chọn quần áo làm từ chất liệu mềm mại, thoáng khí. Sử dụng tã mỏng nhẹ, không thấm nước cho con bạn. Điều này làm giảm ma sát giữa da và quần áo, giúp người bệnh giảm ngứa do kích ứng. Ngoài ra, khi giặt quần áo, nên chọn các loại nước xả vải, nước xả có mùi thơm dịu nhẹ.
Ngâm tay chân vào nước ấm pha chanh hoặc muối để giảm ngứa.
Không gãi vùng phát ban, vì chà xát mạnh da có thể làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, nó còn có thể khiến da bị nhiễm trùng và lở loét.
Mặc dù bệnh nhân bị sốt xuất huyết không nên tắm và chỉ được lau người bằng nước ấm, nhưng ít nhất hãy vệ sinh cơ thể 1 - 2 lần/ngày. Bã nhờn, bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trên da hình thành nốt ban gây ngứa ngáy, viêm nhiễm, thậm chí là mưng mủ. Ngoài ra, sau khi khỏi sốt xuất huyết và tắm lại, không dùng các loại xà phòng, sữa tắm có mùi thơm nồng, độ pH cao.
Dùng thuốc kháng histamin như desloratadine và loratadine cũng có thể giúp giảm ngứa ở bệnh nhân. Lưu ý là chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Sốt xuất huyết có bị ngứa không? Câu trả lời là có. Bài viết đã gợi ý một số nguyên nhân và cách xử lý khi người bệnh đang gặp phải tình trạng ngứa ngáy do sốt xuất huyết. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, mọi người hãy chủ động phòng chống sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người dân sống trong vùng lưu hành bệnh cần có ý thức phòng bệnh, không để sốt xuất huyết bùng phát thành dịch lớn, phức tạp.
Phạm Diểm
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.