Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có đến 25% dân số thế giới mắc bệnh dị ứng cơ địa và đang có xu hướng ngày càng tăng do sự thay đổi tiêu cực từ môi trường.
Bệnh dị ứng cơ địa có thể hiểu là từ lúc sinh ra cơ thể đã có gene dị ứng, thường gặp khi ăn uống các thực phẩm gây dị ứng (đậu phộng, sữa…), hít phải lông động vật, thời tiết… Việc điều trị dị ứng cơ địa chỉ giúp làm giảm mức độ ngứa và tần suất tái phát, chứ không khỏi hoàn toàn.
Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng cơ địa
Dị ứng cơ địa có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ và chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào cơ thể chúng ta. Một trong những nỗ lực bảo vệ của hệ miễn dịch là tạo nên các kháng thể để chống lại các dị nguyên. Các kháng thể được gọi là globulin miễn dịch giúp bảo vệ và tiêu hủy các dị nguyên bằng cách bám vào bề mặt của chúng, tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch khác dễ dàng tiêu hủy. Ở những người bị bệnh dị ứng thì còn có sự sản xuất ra các globulin miễn dịch loại E (IgE) nhằm đáp ứng với các dị nguyên vô hại.
IgE là loại kháng thể mà mỗi người chúng ta đều có với số rất lượng nhỏ. Ngược lại ở những người bị dị ứng thì IgE sản sinh ở số lượng lớn. Sự sản xuất dày đặc này sẽ kích thích sự phóng thích ra nhiều loại hóa chất, trong đó histamine là chất quan trọng nhất. Các hóa chất sẽ gây nên hiện tượng viêm và các triệu chứng đặc thù như bệnh ban xuất huyết dị ứng, bệnh dị ứng chàm, bệnh dị ứng nổi mề đay...
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng gia tăng do ô nhiễm môi trường, nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh trong giai đoạn đầu đời; tiếp xúc với dị nguyên; nhiễm kí sinh trùng, giun, nguồn thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày,...
Có 3 điều bạn nên lưu ý khi điều trị dị ứng:
Cách phòng bệnh dị ứng đơn giản nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Nhưng điều này thường rất khó thực hiện trong thực tế vì đôi khi bạn hoàn toàn không biết mình đang tiếp xúc với dị nguyên đó và việc lọc bỏ các dị nguyên dạng vi thể trong không khí như nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn… gần như không thể. Bạn có thể chủ động giảm được số lượng các dị nguyên tiếp xúc trong không gian sống và làm việc là biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng, giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống dị ứng và cải thiện cuộc sống.
Nhìn chung, bệnh dị ứng cơ địa thường là bệnh dị ứng kéo dài suốt cả cuộc đời nhưng các triệu chứng lại có thể thay đổi theo thời gian. Các bệnh dị ứng cơ địa thường khởi phát ở trẻ nhỏ, ổn định dần ở tuổi dậy thì và tái phát lại sau đó, sớm hay muộn tuỳ thuộc vào môi trường sống và lối sống của mỗi cá nhân.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.