Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tinh hoàn co rút có thể xảy ra ở một bên tinh hoàn hoặc cả hai bên tinh hoàn gây hoang mang cho nam giới. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không và cách chữa trị như thế nào, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tinh hoàn co rút là tình trạng khá thường gặp ở nam giới tuy nhiên kiến thức về bệnh lý này còn hạn chế khiến nhiều người không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám do vô sinh. Do vậy hãy cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị tinh hoàn co rút trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu giúp nam giới phòng ngừa và bảo vệ bản thân tốt hơn trước nguy cơ mắc bệnh.
Tinh hoàn co rút là tình trạng tinh hoàn co rút lại và không nằm ở vị trí bìu của nó mà di chuyển linh hoạt qua lại giữa bìu và bẹn. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một bên tinh hoàn khi dùng tay khám có thể dễ dàng xác định được vị trí của bên tinh hoàn di chuyển này. Đồng thời tinh hoàn này cũng dễ dàng có thể đưa về vị trí trong bìu bằng cách di chuyển tay mà không gây đau đớn cho người bệnh.
Tinh hoàn co rút có thể gây chết tinh trùng, xơ hóa hoặc làm xuất hiện tế bào ung thư tinh hoàn,... Chính vì thế, khi bị tinh hoàn co rút cần theo dõi bệnh thường xuyên, nếu tình trạng bệnh không cải thiện thì bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật nhằm cố định vị trí tinh hoàn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tinh hoàn co rút chủ yếu do sự hoạt động quá mức của một cơ bắp vùng háng từ đó làm cho tinh hoàn bị kéo di chuyển ngược lên. Điều này đồng thời xảy ra với cơ bìu, bởi nó có dạng như một túi mỏng đựng tinh hoàn, chỉ khi bìu co lại thì tinh hoàn mới bị kéo ngược lên trên cơ thể.
Các trường hợp khiến cơ bìu giãn giải phóng khiến tinh hoàn co rút có thể kể đến như:
Cơ bìu được làm dịu trong môi trường ấm áp, và giãn ra đủ để tinh hoàn dễ dàng di chuyển ngược vào bên trong. Tuy nhiên trong môi trường lạnh khiến tinh hoàn trong bìu có thể bị ảnh hưởng, lúc này cơ vùng bìu sẽ co lại khiến tinh hoàn được kéo sát về cơ thể hơn để có nhiệt độ thích hợp.
Tinh hoàn co rút có thể xảy ra khi lực vật lý cọ xát mạnh vào dây thần kinh sinh dục đùi hoặc nam giới đang trong trạng thái stress, tinh thần lo lắng hoặc căng thẳng stress quá mức.
Phản xạ cơ bìu bất thường khiến tinh hoàn co rút như đột ngột mạnh hơn thường dẫn đến tinh hoàn co rút và di chuyển vào bên trong háng. Sau đó khi không còn kích thích, cơ bìu sẽ mở ra và tinh hoàn có thể di chuyển dần về vị trí cũ.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào tinh hoàn co rút cũng tự di chuyển về vị trí ban đầu, trong quá trình co rút có thể khiến chúng bị mắc kẹt, dẫn đến tinh hoàn nằm cao. Biến chứng này dễ xảy ra ở nam giới có thừng tinh ngắn hoặc phẫu thuật thoát vị dẫn đến hình thành mô sẹo.
Nếu tinh hoàn co rút và không tự di chuyển ngược vào hoặc vị trí tinh hoàn bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thì việc điều trị và kiểm soát tình trạng này là cần thiết.
Cách điều trị tinh hoàn co rút đơn giản nhất là di chuyển tinh hoàn bằng tay giúp tinh hoàn quay trở lại bì. Đây là phương pháp khá đơn giản và mang lại hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, khi tình trạng tinh hoàn co rút tiếp tục xảy ra, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật giúp làm hẹp đường màng bảo vệ.
Sau điều trị tinh hoàn co rút, nam giới cần lưu ý hạn chế hoạt động thể thao mạnh để tinh hoàn có thời gian nằm cố định trong bìu và không đi ngược trở lại. Bên cạnh đó, các bạn cần theo dõi kỹ tình trạng tinh hoàn sau điều trị để kịp thời xử lý nếu xảy ra biến chứng kẹt tinh hoàn hoặc tình trạng tinh hoàn co rút tái phát.
Dưới đây là một số lưu ý được các chuyên gia khuyên để kiểm soát và phòng ngừa tinh hoàn co rút:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về guyên nhân và cách điều trị tinh hoàn co rút. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.