Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Nhận biết bệnh ung thư đường tiêu hóa

Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư đường tiêu hóa (GI) là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường trong đường tiêu hóa và các cơ quan bụng khác. Có một số loại ung thư đường tiêu hóa khác nhau, bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, tuyến tụy, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Mỗi bệnh ung thư đều khác nhau và cần được điều trị đặc biệt. Điều quan trọng là phải kiểm tra và sàng lọc thường xuyên nếu bạn gặp các triệu chứng khiến bạn lo lắng.

Nhiều loại ung thư khác nhau có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn và việc phát hiện sớm sẽ cải thiện cơ hội điều trị thành công.

Ung thư đường tiêu hóa là gì?

Ung thư đường tiêu hóa (GI) là đề cập đến các bệnh ung thư ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Các loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất

Theo Báo cáo đăng ký thường niên năm 2015 của Cơ quan đăng ký ung thư Singapore, các bệnh ung thư đường tiêu hóa (GI) phổ biến nhất là:

Ung thư đại trực tràng

Đây là loại ung thư của ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất gây ra cho 17,2% nam giới và phổ biến thứ hai ở phụ nữ với tỷ lệ 13,4%.

Ung thư gan

Đây là loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến tiếp theo, ảnh hưởng đến 7,5% nam giới ở Singapore.

Ung thư dạ dày

Nằm trong top 3, căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 4,7% nam giới và 3,4% nữ giới.

Nhận biết bệnh ung thư đường tiêu hóa 1
Ung thư đại trực tràng, gan, dạ dày là những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra ung thư đường tiêu hóa này là gì?

Ung thư đại trực tràng bắt đầu ở đại tràng hoặc ruột già với sự hình thành các khối u nhỏ gọi là polyp. Mặc dù các khối u này hầu hết không gây ung thư nhưng đôi khi chúng có thể phát triển thành khối u ung thư. Nó có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc những người mắc bệnh viêm ruột. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm ít vận động thể chất, thừa cân hoặc béo phì. Hút thuốc và uống rượu là những yếu tố nguy cơ cao hơn gây ung thư đại trực tràng.

Ung thư gan thường phát triển do nhiễm virus viêm gan B (HBV). Tuy nhiên chúng ta đang nhận thấy ​​sự gia tăng đáng báo động các trường hợp ung thư gan do gan nhiễm mỡ.

Ung thư dạ dày thường liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày (GERD), béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày và những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm chế độ ăn nhiều thực phẩm hun khói, muối và ít trái cây, rau quả. Hút thuốc và thiếu máu do thiếu vitamin B12 cũng là những yếu tố nguy cơ khác gây ung thư dạ dày.

Những dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh là gì?

Các triệu chứng của ung thư đường tiêu hóa có thể dễ dàng bị bỏ qua vì chúng có vẻ nhẹ hoặc không đáng báo động, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, điều quan trọng là phải kiểm tra vì hơn một nửa số trường hợp được chẩn đoán từ năm 2011 đến năm 2015 được phát hiện ở giai đoạn muộn, điều này làm giảm cơ hội điều trị thành công cho người bệnh.

Hơn nữa, 1/5 trong số những người này đều dưới 55 tuổi, cho thấy cần phải giáo dục những người trẻ tuổi nhận biết các triệu chứng và đi khám ngay lập tức.

Nhận biết bệnh ung thư đường tiêu hóa 2
Khi có bất kỳ dấu hiện rối loạn đường tiêu hóa hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Ung thư đại trực tràng

  • Có máu trong phân
  • Thay đổi đột ngột thói quen đại tiện
  • Khó chịu hoặc đau bụng dai dẳng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Thiếu máu.

Ung thư gan

  • Sụt cân
  • Chán ăn
  • Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Vàng da hoặc vàng cả da và mắt
  • Khó chịu hoặc đau ở bụng
  • Sưng hoặc tích tụ dịch trong bụng.

Ung thư dạ dày

  • Máu trong phân hoặc phân đen
  • Khó chịu hoặc đau bụng trên (còn gọi là chứng khó tiêu)
  • Khó tiêu dai dẳng
  • Ợ nóng sau bữa ăn
  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Thiếu máu do mất máu.

Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ xem xét tiền sử gia đình và các triệu chứng của người bệnh trước khi chỉ định các xét nghiệm cụ thể.

Tiên lượng ở người mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa như thế nào?

Hầu hết các bệnh ung thư, khi được phát hiện sớm đều mang lại cơ hội tốt để điều trị thành công. Các triệu chứng của bệnh ung thư đường tiêu hóa có thể dễ dàng bị bỏ qua hoặc bị phớt lờ vì đây là một tình trạng dễ điều trị khỏi như chứng khó tiêu có thể tự khỏi. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị. Việc phát hiện sớm giúp cải thiện cơ hội điều trị thành công, vì vậy việc cảnh giác và sàng lọc thường xuyên là rất cần thiết.

Tốt nhất là bên đến trung tâm y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám nếu nghi ngờ có dấu hiệu bất ổn. Tóm lại, phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Có thể giảm nguy cơ phát triển các bệnh ung thư đường tiêu hóa không?

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhưng thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Những thay đổi quan trọng nhất cần thực hiện để phòng ngừa ung thư là: Bỏ hút thuốc, hạn chế hoặc tránh uống rượu, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng cũng như tích cực tập vận động cơ thể.

Nhận biết bệnh ung thư đường tiêu hóa 3
Duy trì lối sống ăn uống lành mạnh giúp giảm phần nào nguy cơ ung thư đường tiêu hóa

Đối với bệnh ung thư đường tiêu hóa, các cách khác có thể giúp ngừa bệnh như:

Ung thư đại trực tràng

  • Ăn ít thịt đỏ và/hoặc thịt chế biến sẵn
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ hơn
  • Đi khám sàng lọc định kỳ khi từ 50 tuổi trở lên.

Ung thư gan

  • Xét nghiệm khả năng miễn dịch chống viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc viêm gan
  • Tiêm vắc xin ngừa viêm gan A (HAV) và viêm gan B (HBV)
  • Duy trì cân nặng mức bình thường.

Ung thư dạ dày

  • Test vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ hơn
  • Tránh hoặc ăn ít thịt đã qua chế biến, ướp muối (ướp muối, hun khói).

Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ hoặc khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến gặp với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.