Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thường gây nhầm lẫn và khó nhận biết vì chúng có thể giống với các triệu chứng của thai nghén bình thường. Tuy nhiên, một số dấu hiệu trong nội dung bài viết dưới đây có thể gợi ý đến việc có thể xảy ra thai ngoài tử cung.
Việc chẩn đoán mang thai ngoài tử cung cần phải được chẩn đoán qua kiểm tra y tế chính xác từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nghi ngờ là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Thai ngoài tử cung là khi thai nằm ở ngoài buồng tử cung thay vì ổ bụng như thường:
Thai ngoài tử cung không được bảo vệ bởi buồng tử cung như thai nằm trong tử cung. Khi túi thai vỡ, có thể gây ra chảy máu nặng vào ổ bụng, tạo ra nguy cơ nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của người mẹ.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai ngoài tử cung bao gồm viêm nhiễm vùng vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu hoặc các vấn đề liên quan đến ống dẫn trứng, chẳng hạn như sự hẹp hay dị tật của ống dẫn trứng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm có u nang buồng trứng, từng phẫu thuật nạo phá thai, hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục, có thể làm tăng nguy cơ mắc thai ngoài tử cung.
Que thử thai hoạt động dựa trên việc phát hiện hormone HCG trong nước tiểu và không phụ thuộc vào vị trí túi thai. Hormone này có mặt trong nước tiểu của phụ nữ mang thai, bất kể thai nằm ở đâu. Do đó, việc sử dụng que thử thai vẫn sẽ cho kết quả hiển thị hai vạch trong trường hợp mang thai ngoài tử cung.
Tuy nhiên, nồng độ hormone HCG trong cơ thể của phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường giảm dần. Vì vậy, trong trường hợp này, que thử thai có thể cho thấy vạch thứ hai nhạt đi.
Khi phát hiện mang thai, việc đi siêu âm để xác định vị trí của thai là quan trọng. Nếu thai chưa vào tử cung, bác sĩ có thể hẹn bạn đến kiểm tra sau 1 - 2 tuần. Trong trường hợp nghi ngờ thai làm tổ ngoài tử cung, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm thông qua đường âm đạo để xác định vị trí của túi thai. Bên cạnh đó, kiểm tra thông qua nội soi ổ bụng cũng có thể được sử dụng, cũng như đo lường nồng độ hormone HCG trong máu để xác định tình trạng thai.
Phần lớn chị em thường dễ nhầm lẫn dấu hiệu của thai ngoài tử cung với các bệnh khác như rối loạn kinh nguyệt hoặc đau dạ dày, dẫn đến việc không nhận ra bệnh và không điều trị kịp thời.
Khoảng 7 - 10 ngày sau quan hệ tình dục, trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh trong buồng tử cung. Khi siêu âm thường sẽ phát hiện thai nằm trong buồng tử cung. Nếu bạn có những dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không phát hiện thai trong buồng tử cung hoặc có những dấu hiệu bất thường, có thể nghĩ đến khả năng thai ngoài tử cung.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết mang thai ngoài tử cung:
Chậm kinh: Dấu hiệu thường thấy nhất là chậm kinh. Để chẩn đoán chính xác, cần thực hiện xét nghiệm máu hoặc que thử thai.
Ra máu âm đạo bất thường: Một trong những dấu hiệu phổ biến và dễ gây nhầm lẫn là chảy máu âm đạo không đúng chu kỳ. Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, máu thường có màu sẫm, kéo dài và có thể kèm theo cả màng.
Đau bụng: Đau vùng bụng dưới là một dấu hiệu không nên bỏ qua. Cảm giác đau âm ỉ kéo dài, thậm chí đau quặn một bên và kéo dài trong một thời gian dài, có thể đi kèm với táo bón.
Ngoài ra, có thể xuất hiện những triệu chứng khác như toát mồ hôi nhiều, chứng run tay chân, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, và thậm chí là ngất xỉu trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ. Khi gặp những triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, bao gồm:
Tiền căn thai ngoài tử cung: Trạng thái này có thể tăng nguy cơ khi mang thai sau một thai kỳ trước đó đã xảy ra thai ngoài tử cung.
Tiền căn phẫu thuật ống dẫn trứng hoặc vùng bụng chậu: Những ca phẫu thuật này trước đó cũng có thể làm tăng nguy cơ.
Viêm vùng chậu: Các tình trạng viêm nhiễm ở vùng chậu cũng là một trong những yếu tố có thể tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI): Các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng đặt phụ nữ trong nhóm có nguy cơ cao.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung bao gồm hút thuốc lá, tuổi trên 35 tuổi, vô sinh, sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Để điều trị mang thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc, phẫu thuật hoặc đơn giản là theo dõi quá trình phát triển tự nhiên của thai ngoài tử cung và can thiệp kịp thời.
Không phải tất cả trường hợp mẹ bầu mang thai ngoài tử cung đều cần thực hiện phẫu thuật. Khi phát hiện sớm, không có dấu hiệu vỡ, và kích thước nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định việc tiêm thuốc để giúp thai tự tiêu. Trong trường hợp thai có kích thước lớn, thường là trên 3cm, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở sẽ được thực hiện. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cần được bác sĩ đánh giá và điều trị.
Để tránh rủi ro mang thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ nên thực hiện khám sàng lọc tiền mang thai. Điều này giúp phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý, và tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển từ lúc chuẩn bị mang thai.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.