Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp tay ở người già xuất hiện do nhiều nguyên nhân, gây đau nhức, sưng tấy, tê cứng bàn tay... Bên cạnh đó, việc đau nhức thường xuyên còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Đau khớp tay ở người già gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của người bệnh. Đau khớp tay cần được phát hiện sớm, nếu không sẽ dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau khớp tay ở người già bao gồm các hiện tượng đau nhức, sưng, tê cứng bàn tay… Những người ở độ tuổi từ 60 - 65 tuổi thường xuyên bị đau khớp tay. Tuy nhiên, có một số trường hợp các triệu chứng đau khớp tay xuất hiện sớm từ tuổi 55.
Tỷ lệ đau khớp sẽ tăng dần theo độ tuổi. Bởi tuổi càng cao thì lượng máu và dưỡng chất cung cấp cho khớp sẽ bị giảm sút. Quá trình lão hóa sụn phát triển khiến sụn khớp yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động ngoại cảnh.
Tùy vào mức độ và thể trạng của mỗi người mà các triệu chứng xuất hiện là khác nhau.
Có rất nhiều yếu tố gây nên tình trạng đau khớp tay, một trong số các yếu tố đó là tuổi tác. Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là sụn khớp sẽ bị lão hóa. Tình trạng viêm nhiễm làm cho các mô sụn bị bào mòn, gây ra hiện tượng sưng đỏ ở các khớp tay.
Ngoài ra, một số yếu tố ngoại cảnh hoặc nguyên nhân bệnh lý cũng gây nên tình trạng đau khớp ở người già. Cụ thể như:
Đau khớp do chấn thương
Chấn thương do tai nạn khiến các khớp tay phải chịu một lực lớn dẫn đến trật khớp, viêm khớp và thậm chí là gãy xương. Điều này làm cho hệ thống các dây chằng và gân bị tổn thương nghiêm trọng.
Đau khớp tay do tính chất công việc
Một số thống kê cho thấy, các đối tượng bắt buộc phải hoạt động khớp tay liên tục trong thời gian dài có tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp tay lớn hơn so với những người còn lại. Tình trạng đau khớp kéo dài gây khó khăn trong quá trình làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Đau khớp do vi khuẩn
Các virus, vi khuẩn từ máu di chuyển vào màng bao quanh khớp tay, tạo ra TNF-alpha. Đây là một chất có khả năng kích hoạt những phản ứng viêm xương khớp ở tay.
Đau khớp do hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Khi đó, bàn tay và cổ tay sẽ bị rối loạn, khiến dịch ở thanh dây thần kinh tăng lên. Lâu ngày xuất hiện hiện tượng đau nhức, sưng viêm và tê bì.
Đau khớp tay do thời tiết, môi trường
Thời tiết thay đổi, nhất là khoảng giao mùa, lúc này, cơ thể chưa thích ứng kịp thời, do đó sẽ khiến cho tình trạng sưng viêm, đau khớp tay tái phát trở lại.
Bệnh đau tay ở người già chủ yếu do quá trình thoái hóa khớp gây ra. Vì thế, việc xây dựng một chế độ, một lối sống khỏe mạnh sẽ góp phần giảm tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.
Ăn uống khoa học giúp cải thiện sức khỏe người bệnh cũng như tình trạng đau khớp đáng kể. Bổ sung nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi. Đồng thời, cung cấp đầy đủ các khoáng chất như canxi, sắt, magie… nhằm tăng cường các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tránh một số thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Không sử dụng chất kích thích, chất chứa cồn, bởi điều này sẽ khiến triệu chứng viêm nhiễm khớp ngày càng nặng hơn. Thay vào đó, người lớn tuổi nên đảm bảo uống đủ mỗi ngày từ 2 lít nước để duy trì chất điện giải trong cơ thể và tăng cường chất lỏng ở bao hoạt dịch.
Đối với người lớn tuổi, một giấc ngủ phải đảm bảo từ 7 – 8 tiếng. Vì thế, nếu tình trạng thiếu ngủ xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các khớp xương. Dẫn đến hiện tượng đau nhức, giảm sút tinh thần nghiêm trọng, thậm chí còn gây trầm cảm.
Phương pháp này sẽ tác động lên các huyệt đạo giúp thư giãn, giảm đau nhức hiệu quả. Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu cũng góp phần cải thiện bệnh đau khớp tay một cách đáng kể.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau khớp kéo dài, dai dẳng. Hãy đến ngay các cơ sở y khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh đau khớp tay ở người già. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.