Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp tay và cách điều trị

Ngày 06/03/2022
Kích thước chữ

Đau khớp tay chỉ chung cho các bệnh đau khớp xảy ra ở phần tay. Người mắc bệnh đau khớp này có biểu hiện sưng tấy các khớp, xuất hiện cơn đau nhẹ hoặc âm ỉ kéo dài, tùy theo từng mức độ.

Đau khớp tay là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và công việc hàng ngày của con người. Vậy, nhận biết dấu hiệu bệnh ra sao? Cách khắc phục như nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh đau khớp tay là gì?

Đau khớp tay là hiện tượng tổn thương, bào mòn ở lớp đệm sụn khớp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho khớp bị sưng đau, gây khó khăn khi vận động. Tùy vào các vị trí viêm đau khớp ở tay mà xuất hiện các thuật ngữ y học tương ứng như: Viêm đau khớp tay vai, viêm đau khớp cổ tay, viêm đau khớp khuỷu tay… Mỗi bệnh lý có dấu hiệu và ảnh hưởng riêng biệt.

Dấu hiệu của bệnh đau khớp tay

Tùy vào thể trạng, nguyên nhân và mức độ mà dấu hiệu đau khớp của mỗi người có thể không giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu thường thấy ở hầu hết người bệnh như:

  • Đau nhức khớp tay: Bệnh viêm khớp sẽ gây ra cảm giác đau, nóng rát ở vùng khớp bị tổn thương. Với tình trạng nhẹ, cơn đau sẽ tự biến mất sau vài ngày. Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng nếu không được trị liệu kịp thời.
  • Sưng, cứng khớp: Các mô và sụn có chức năng bảo vệ khớp xương khỏi bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu bạn vận động quá mức hoặc chịu chấn thương sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy và co cứng. Tình trạng này gây khó chịu và biến dạng khớp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp tay và cách điều trị 1 Đau khớp tay gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động

Bệnh đau khớp tay thường gặp ở những đối tượng nào?

Đau khớp tay vai hay đau khớp tay nói chung thường gặp ở những nhóm đối tượng:

  • Người hoạt động thể thao: Vận động viên ném bóng, golf, tennis hoặc những người thường xuyên chơi thể thao. Việc vận động sử dụng cánh tay nhiều với cường độ cao, trong thời gian dài sẽ làm cho các khớp bị tổn thương. Lâu ngày, chuyển biến thành tình trạng viêm đau khớp: Cổ tay, khuỷu tay, tay vai… tùy thuộc vào đặc thù của từng môn thể thao.
  • Ngoài ra, một số công việc khác như: Nhân viên văn phòng, họa sĩ, thợ mộc… những người phải làm việc bằng tay thường xuyên sẽ có khả năng xuất hiện hiện tượng đau khớp: Khuỷu tay, vai và cổ tay .

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp ở tay

Một số bệnh như gout, lupus ban đỏ, tiểu đường… nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng về xương khớp đặc biệt là các khớp ở tay. Tiếp đó, nguyên nhân gây bệnh còn xuất phát từ tình trạng béo phì, hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh…

Những tác động của ngoại cảnh cũng khiến cho các khớp bị tổn thương nhẹ như bong gân, trật khớp… Tuy nhiên, nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh đau khớp tay.

Ngoài ra, vấn đề tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây nên các bệnh về xương khớp. Theo các nghiên cứu khoa học, tuổi càng cao, các mô sụn ngày càng suy yếu tạo điều kiện khởi phát tình trạng đau khớp.

Điều trị bệnh đau khớp tay 

Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.

Cải thiện tình trạng bệnh đau khớp tay bằng bài thuốc tự nhiên, kết hợp xoa bóp 

Với những nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm, các bài thuốc thiên nhiên là một trong những phương pháp được ưa chuộng nhất. Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn. Một số bài thuốc như: Đắp ngải cứu, bóp rượu gừng, ăn lá lược vàng… mang lại hiệu quả cao cho những người mắc bệnh xương khớp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp tay và cách điều trị 2 Xoa bóp các khớp tay

Ngoài ra, việc kết hợp xoa bóp, tập luyện trong quá trình điều trị sẽ giúp cho mạch máu tại các khớp được lưu thông tốt hơn. Giảm tình trạng tê cứng khớp và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Sử dụng thuốc nhằm cải thiện tình trạng đau khớp

Nếu bệnh đau khớp tay vai kéo dài không thuyên giảm thì cách tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y khoa để được chẩn đoán và chữa trị. Tại đây, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn sao cho phù hợp nhất. 

Ngoài ra, bạn còn được hướng dẫn một số bài tập vật lý trị liệu cơ bản, giúp quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Điều trị đau khớp bằng phương pháp phẫu thuật

Hầu hết tình trạng đau khớp tay có thể điều trị khỏi mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là giải pháp cuối cùng cho người bệnh.

Những trường hợp cần phẫu thuật do chấn thương gây ra trong quá trình vận động như: Gãy tay, đứt gân, lệch mô sụn… Phẫu thuật sẽ giúp phục hồi các khớp xương trở lại trạng thái làm việc ban đầu.

Cách phòng ngừa bệnh đau khớp tay

Khó có thể ngăn chặn hết tất cả các nguyên nhân gây bệnh đau khớp ở tay. Tuy nhiên, với một vài mẹo nhỏ sẽ giúp hạn chế được sự tổn thương tại các khớp tay một cách hiệu quả:

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp tay và cách điều trị Thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp
  • Tăng cường dinh dưỡng, thiết lập chế độ ăn hợp lý: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các khớp xương. Nên chọn những thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin A, C, D… để đảm bảo cho xương khớp luôn ở trạng thái khỏe mạnh.
  • Cẩn thận trong quá trình vận động và làm việc: Chủ động, cẩn thận trong việc đi lại, mặc đồ bảo hộ theo đúng quy định. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đã những chấn thương không mong muốn.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đau khớp tay. Một căn bệnh phổ biến hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, nếu nhận thấy dấu hiệu gì bất thường xuất hiện trên các khớp tay. Đừng chủ quan, hãy liên hệ ngay với cơ sở y khoa để có phương pháp điều trị sớm nhất.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin