Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm Candida miệng họng hay còn gọi là nấm miệng, tưa lưỡi hoặc nấm lưỡi là tình trạng viêm nhiễm do một loại nấm men có tên khoa học là Candida albicans hình thành và phát triển ở niêm mạc miệng họng ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng nhau tìm hiểu về bệnh lý này cùng chúng tôi qua bài viết này nhé!
Thông thường, trong miệng của mỗi người chúng ta vẫn có nấm Candida với số lượng vừa phải và cân bằng. Tuy nhiên, đôi khi vì một lí do nào đó khiến hệ vi sinh trong miệng họng của trẻ bị mất cân bằng hoặc thậm chí do cơ thể trẻ giảm sức đề kháng… từ đó khiến vi nấm trong cơ thể phát triển nhanh chóng và quá mức, gây ra bệnh nấm miệng họng ở trẻ sơ sinh.
Sự phát triển quá mức và nhanh chóng của nấm Candida albicans ở miệng họng sẽ dẫn đến tình trạng nấm miệng gây ra sự khó chịu, đau đớn khiến không ít trẻ quấy khóc, bỏ bú… Hơn thế nữa, bệnh nấm miệng họng do nấm Candida rất dễ tái phát, việc tái đi tái lại căn bệnh trên có thể gây áp lực tinh thần không chỉ cho trẻ mà còn khiến các mẹ lo lắng hơn ai hết.
Nấm Candida miệng họng gây ra những tổn thương ở lưỡi trẻ, những mảng nấm màu trắng kem, thường xuất hiện ở miệng, lưỡi, họng và hai bên má trong của trẻ nhỏ. Trong những trường hợp bệnh diễn biến nặng và nhanh chóng, những mảng nấm có thể lan lên vòm khẩu cái, lan ra nướu răng, amidan hoặc thậm chí lan tới thành sau họng gây ra nhiều khó khăn cho trẻ và bệnh cần thiết được điều trị nhanh chóng, triệt để.
Nấm miệng họng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt, đối với một số thể bệnh nấm Candida miệng họng nặng, nấm thậm chí lan sâu xuống hệ tiêu hóa như vùng hạ họng, thực quản, gan, ruột, lan xuống bộ phận phổi hoặc thậm chí nhiễm nấm đa phủ tạng. Tuy nhiên, đối với tình trạng nghiêm trọng này, bệnh thường hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bệnh có thể xảy ra ở người bị nhiễm HIV, người bệnh tiểu đường, bệnh nhân suy thận, ung thư, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân dùng kháng sinh dài ngày…
Trẻ sơ sinh bị nấm miệng họng do nấm Candida sẽ xuất hiện những mảng trắng trên lưỡi và thậm chí ở những nơi khác trong khoang miệng. Những tổn thương của nấm Candida miệng họng có thể gây đau cho trẻ, khiến trẻ khó ăn, khó bú, mệt mỏi và quấy khóc. Trong trường hợp mẹ cố gắng cạy, cạo hay làm sạch những mảng trắng trên, rất có thể sẽ làm tổn thương vùng niêm mạc miệng họng của con. Hơn thế nữa, trẻ bị nấm Candida miệng họng thậm chí có thể truyền nấm sang vú của người mẹ. Khi nhiễm bệnh, đầu vú người mẹ có triệu chứng đỏ rát, viêm, nứt núm vú và đau rát vú.
Khi phát hiện con bạn có xuất hiện những mảng màu trắng kem trên, phụ huynh nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ, nha sĩ càng sớm càng tốt để nhận được sự điều trị đúng cách và kịp thời. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được các y bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện những tình trạng bệnh lý tiềm ẩn và tìm ra các nguyên nhân cũng như yếu tố thuận lợi gây bệnh.
Thông thường, nếu hệ miễn dịch trẻ hoạt động tốt diễn ra bình thường, sự cân bằng “lực lượng” giữa các hệ vi sinh trong miệng sẽ duy trì sự ổn định. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch có dấu hiệu suy yếu cũng là lúc có sự mất cân bằng diễn ra. Lúc này, chủng nấm men sẽ trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ nhanh chóng và lấn át, gây ra những tổn thương ở miệng họng khiến trẻ bị nhiễm nấm Candida. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nấm Candida miệng họng, cụ thể như sau:
Đối với bệnh chỉ tổn thương trong phạm vi miệng họng, bằng những dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, bác sĩ sẽ nhận diện bệnh nấm miệng do nấm Candida. Một số ít trường hợp, nếu tổn thương ở khu vực xa hơn như hạ họng, thực quản và phế quản phổi… bác sĩ phải tiến hành thủ thuật nội soi để lấy mẫu, nuôi cấy, sinh thiết, chụp thực quản… để đánh giá chính xác nguyên nhân và tiên lượng.
Để điều trị bệnh nấm miệng do chủng nấm này cho trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể sẽ kê toa những loại thuốc kháng nấm, dùng bôi tại chỗ hoặc dùng để rơ miệng và lưỡi trẻ. Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi Daktarin Oral trị nhiễm nấm Candida với thành phần Miconazole hoặc thuốc rơ lưỡi Nyst với thành phần chính Nystatin.
Lưu ý rằng, phụ huynh nên tuân thủ hướng dẫn về liều lượng sử dụng cho trẻ. Tuyệt đối không nên tự ý tăng liều lượng vì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thông thường, khi được điều trị đúng cách, bệnh nấm miệng sẽ thuyên giảm sau vài tuần. Tuy vậy, trong một số ít trường hợp, bệnh có thể tái phát dai dẳng hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, khi nhận thấy bệnh của trẻ không có dấu hiệu khỏi, phụ huynh nên cho trẻ tái khám để bác sĩ có thể tìm ra những nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Để phòng tránh bệnh nấm miệng, cũng như hạn chế rủi ro bệnh nấm Candida tái phát, phụ huynh nên tập cho trẻ một số thói quen tốt như sau:
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...