Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nhiều khả năng đặc biệt ẩn chứa trong hội chứng Asperger ở người trưởng thành

Ngày 22/07/2023
Kích thước chữ

Hội chứng Asperger ở người trưởng thành là một chứng rối loạn phát triển tâm lý và thần kinh, làm suy giảm khả năng giao tiếp và tương tác với xã hội, nhưng điều đặc biệt là người mắc hội chứng này lại có chỉ số thông minh và khả năng vượt trội hơn người bình thường.

Hội chứng Asperger không giống với nhiều bệnh rối loạn phát triển khác, thậm chí người mắc bệnh còn được xem là có trí thông minh, khả năng tập trung và tư duy cao hơn người bình thường trong một lĩnh vực nào đó. Nhiều người nghĩ rằng hội chứng này chỉ xảy ra ở nhóm trẻ em nhưng thực tế cho thấy vẫn có hội chứng Asperger ở người trưởng thành. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời mọi người cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về hội chứng Asperger

Bệnh tự kỷ là một dạng bệnh khởi phát từ những năm đầu đời của con người do quá trình phát triển hệ thần kinh có sự khiếm khuyết về tư duy, ngôn ngữ đi kèm với những cảm xúc thất thường. Hội chứng tự kỷ được phân thành 3 nhóm chính:

  • Bệnh tự kỷ bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ;
  • Bệnh tự kỷ ở mức độ trung bình;
  • Bệnh tự kỷ chức năng cao (tự kỷ thông thái).
[BẬT MÍ] Nhiều khả năng đặc biệt ẩn chứa trong hội chứng Asperger ở người trưởng thành 1
Hội chứng Asperger thường được phát hiện trong độ tuổi đến trường của trẻ

Hội chứng Asperger thuộc nhóm tự kỷ thông thái - một dạng bệnh rối loạn chức năng cao thuộc nhóm bệnh lý sức khỏe tâm thần rối loạn phổ tự kỷ (ASD), chúng có các dấu hiệu gần giống nhau, nhưng Asperger lại có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với nhiều bệnh rối loạn phổ tự kỷ khác.

Một đứa trẻ mắc hội chứng Asperger sẽ có dấu hiệu sau đây:

  • Người mắc bệnh Asperger thường có IQ cao hơn mức trung bình, khả năng tư duy cao và vốn từ vựng phong phú hơn người bình thường nhưng lại yếu về các kỹ năng giao tiếp xã hội.
  • Người bệnh cũng có xu hướng tập trung vào một chủ đề và có năng khiếu vượt bậc ở chủ đề đó hoặc thực hiện 1 hành động lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Khả năng tự lập của người mắc chứng Asperger cũng kém hơn bình thường.

Một số giải thuyết lý giải về việc trẻ mắc bệnh Asperger thông minh vượt trội là vì bán cầu não trái nhỏ hơn bán cầu não phải và não phải thường đảm nhiệm các chức năng tư duy như tăng khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng,…

Tuy vậy để hội chứng Asperger thường rất khó phát hiện ở những năm đầu của trẻ, phần lớn các trường hợp phát hiện và chẩn đoán các bé đều đã đến tuổi đi học.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Asperger

Cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho biết nguyên nhân chính xác của hội chứng Asperger, nhưng có hai kết luận lớn nhất được cho là gây ra sự thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển trí não, cụ thể:

Yếu tố di truyền

Thực tế cho thấy các trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ thường có người thân mắc bệnh trước đó, tỷ lệ trẻ mang gen di truyền bệnh sẽ rất cao nếu trong gia đình cho cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh.

Yếu tố môi trường

Tuy vậy vẫn có nhiều nhà nghiên cứu đề xuất rằng yếu tố môi trường trong giai đoạn mang thai mới là nguyên nhân gây ra bệnh. Mẹ bầu có thể tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại trong môi trường sinh sống hoặc làm việc, lâu dần tích tụ độc tố trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ.

Đặc điểm nhận biết về hội chứng Asperger ở người trưởng thành

Bệnh Asperger phần lớn đều được phát hiện ở độ tuổi đến trường của trẻ, nhưng không vì vậy mà hội chứng Asperger ở người trưởng thành không thể xảy ra. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng những người nổi tiếng như Newton và Einstein cũng đều mắc hội chứng Asperger.

[BẬT MÍ] Nhiều khả năng đặc biệt ẩn chứa trong hội chứng Asperger ở người trưởng thành 2
Thiên tài Newton và Einstein được cho là mắc hội chứng Asperger
  • Hội chứng Asperger ở người trưởng thành có triệu chứng dễ nhận biết nhất đó là khả năng giao tiếp bị hạn chế, kể cả biểu hiện qua giọng nói hay ngôn ngữ cơ thể thì người mắc bệnh cũng cảm thấy rất khó khăn.
  • Người bệnh có sự cô lập, thờ ơ trong các mối quan hệ vì họ rất khó để bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc trò chuyện. Thích nói chuyện một mình hơn là với người khác.
  • Trí tưởng tượng rất phong phú nhưng lại khó khăn khi diễn tả bằng hành động hoặc thể hiện cảm xúc cho người đối diện hiểu.
  • Ngôn ngữ giao tiếp như một chiếc máy vì vốn từ hạn chế và chỉ nói về một chủ đề nào đó mà người bệnh có niềm đam mê.

Phương pháp dùng để chẩn đoán hội chứng Asperger

Bệnh Asperger không thể chẩn đoán bằng cách xét nghiệm. Ở nhiều trường hợp, việc phát hiện bệnh phần lớn đều do bố mẹ quan sát thấy trẻ chậm phát triển với các biểu hiện: Chậm nói, chậm biết đi,… hoặc có những khó khăn trong các cử chỉ. Bên cạnh đó, việc cho trẻ đi học cũng là cách để phát hiện bệnh vì trong lớp trẻ sẽ có nhiều hành động khác biệt với bạn, các giáo viên giữ trẻ rất dễ nhận ra điều này.

[BẬT MÍ] Nhiều khả năng đặc biệt ẩn chứa trong hội chứng Asperger ở người trưởng thành 3
Không thể thực hiện xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bệnh Asperger

Sau khi chẩn đoán nghi ngờ trẻ mắc hội chứng Asperger thì bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh của trẻ dựa vào các chủ đề quan trọng như:

  • Khả năng giao tiếp xã hội;
  • Khả năng diễn đạt biểu cảm qua giao tiếp;
  • Khả năng phát triển vốn ngôn ngữ khi giao tiếp;
  • Sự hòa đồng và tương tác với người đối diện, bạn bè;
  • Kỹ năng vận động khác.

Vì không thể thực hiện xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bệnh nên hội chứng Asperger rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Do đó trong quá trình điều trị cho trẻ, các bố mẹ cần phải theo dõi từng hành động, cử chỉ và cảm xúc của trẻ để kịp thời xác định chẩn đoán lại lần nữa (nếu có).

Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc về các thông tin xoay quanh hội chứng Asperger ở người trưởng thành, qua đó mọi người sẽ có cái nhìn tích cực hơn về nhiều khía cạnh của căn bệnh này. Vì nó không giống với các chứng rối loạn tự kỷ khác, trái lại còn ẩn chứa nhiều khả năng đặc biệt mà người bình thường không có được.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin