Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhịp đập của tim phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Ngày 27/11/2017
Kích thước chữ

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng và chi phối nhịp đập của tim con người chẳng hạn như:  tuổi tác, giới tính, chế độ ăn uống, trọng lượng cơ thể,… Bệnh tim

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng và chi phối nhịp đập của tim con người chẳng hạn như:  tuổi tác, giới tính, chế độ ăn uống, trọng lượng cơ thể,…

Bệnh tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim có thể làm cho tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Bên cạnh đó, sự tổn thương cơ tim do virus, vi khuẩn hay sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Tuổi tác

Nhịp đập của tim phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tuổi tác cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nhịp đập của tim

Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng đến nhịp đập của tim không thể không nhắc đến. Khi cơ thể chúng ta già đi, nhịp tim tối đa sẽ giảm do tác dụng sinh lý của sự lão hóa.

Ăn uống

Sau khi ăn, nhịp tim thường tăng lên để hỗ trợ tiêu hóa, nhịp tim có thể tăng. Nếu cơ thể bị thiếu chất như thiếu máu thiếu sắt cũng có thể gây nên tình trạng tim đập nhanh.

Trọng lượng cơ thể

Ở những người thừa cân – béo phì, nhịp tim khi nghỉ ngơi có thể cao hơn bình thường, nhưng thường không quá 100 nhịp/phút. Những người thừa cân – béo phì có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim và mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn nhiều lần so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường.

Giới tính

Phụ nữ thường có nhịp tim cao hơn nam giới ngay cả trong khi nghỉ ngơi.

Nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ cơ thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim không thể bỏ qua. Khi nhiệt độ cơ thể thay đổi, nhịp tim cũng thay đổi. Nhịp tim tăng lên khi nhiệt được cơ thể hấp thu. Ngược lại, khi cơ thể mất nhiệt, nhịp tim giảm để bảo toàn nhiệt độ cơ thể.

Vận động thể lực

Nhịp đập của tim phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trong thời gian vận động, nhịp đập của tim sẽ tăng lên để thuận lợi cho việc gia tăng nhu cầu oxy và loại bỏ CO2

Trong thời gian vận động, nhịp đập của tim sẽ tăng lên để thuận lợi cho việc gia tăng nhu cầu oxy và loại bỏ carbon dioxe (CO2) khỏi cơ bắp. Nhịp tim lúc này có thể tăng cao gấp 2, 3 lần so với nhịp tim lúc nghỉ ngơi, tùy thuộc và cường độ và thời gian vận động của cơ thể. Nhịp tim có thể tăng cao gấp 2, 3 lần so với nhịp tim lúc nghỉ ngơi, tùy thuộc và cường độ và thời gian vận động của cơ thể.

Hệ thần kinh

Nếu bạn bị căng thẳng, lo âu hay đột nhiên vui buồn, nhịp tim có thể tăng lên, đó là do yếu tố cảm xúc của não quyết định. Còn khi vận động, hệ thống thần kinh trung ương sẽ gửi các xung động qua trung tâm tim mạch ở hành não để yêu cầu sự phối hợp nhanh chóng của cả tim và các mạch máu để thay đổi huyết áp, tăng cường tưới máu tới các mô để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.

Nhịp thở

Khi hít vào, nếu để ý bạn có thể nhận thấy nhịp tim của mình chậm lại, sau đó ngay lập tức trở lại bình thường. Còn ở người bệnh phổi tắc nghẽn, khi họ khó thở hoặc thở gấp, nhịp tim lại tăng cao để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.

Sốt hoặc nhiễm trùng

Khi cơ thể bị sốt hoặc nhiễm trùng có thể khiến nhịp tim tăng do cơ thể cần nhiều oxy hơn, hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng.

Căng thẳng – stress

Đây là là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp đập của tim mà ít người biết và cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

Nhịp đập của tim phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Stress có ảnh hưởng đến nhịp đập của tim mà ít người biết và cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Yếu tố môi trường

Khi nhiệt độ hoặc độ ẩm tăng cao, tim bơm máu nhiều hơn một chút, và gây tăng nhịp tim, nhưng thường không quá 5 đến 10 nhịp/phút. Sự thay đổi độ cao hay sức gió cũng có ảnh hưởng phần nào tới nhịp tim.

Caffeine

Các nghiên cứu đã chỉ ra, caffeine là một chất kích thích có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tăng nhịp tim. Chất này có tác dụng giống như adrenaline, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể chịu trách nhiệm làm tim đập nhanh hơn.

Thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta và chẹn kênh canxi có thể làm giảm nhịp đập của tim. Nếu sử dụng trong thời gian dài, nhịp tim sẽ bị ảnh hưởng và theo chiều hướng đập chậm lại.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin