Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi nhóm máu lại có một đặc điểm dinh dưỡng khác nhau. Ăn theo nhóm máu đã được chứng minh có thể giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Bạn có biết nhóm máu AB nên ăn gì không?
Có thể nhiều người đã biết mỗi nhóm máu có một đặc trưng khác nhau về kháng nguyên và kháng thể. Tuy nhiên không nhiều người biết mỗi nhóm máu lại có một đặc điểm dinh dưỡng, lợi thế và nguy cơ khác nhau. Biết được loại đồ ăn phù hợp với nhóm máu, bạn có thể tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Nếu đang sở hữu nhóm máu AB, bạn có muốn biết nhóm máu AB nên ăn gì không?
Đến thời điểm hiện tại đã có 39 hệ nhóm máu được Hội Truyền máu quốc tế công nhận. Trong đó hệ thống nhóm máu ABO và Rh là 2 hệ thống nhóm máu chính. Nhóm máu AB là nhóm máu thuộc hệ thống nhóm máu ABO (gồm các nhóm máu A, B, AB, O). Đây là nhóm máu xuất hiện mới nhất trong quá trình tiến hóa của loài người.
Nhóm máu AB cũng có cấu tạo từ các hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, huyết tương. Trên bề mặt hồng cầu, các nhà nghiên cứu tìm thấy các protein gắn với carbohydrates là các kháng nguyên. Mỗi nhóm máu lại mang kháng nguyên khác nhau. Ở nhóm máu AB, trên bề mặt tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên A và kháng nguyên B. Đây được xem là dấu hiệu để xác định nhóm máu này. Ngoài ra, nhóm máu AB cũng có đặc điểm khác là trong huyết tương không có kháng thể nào.
Nhóm máu AB có hiếm không? Theo các thống kê của Viện Huyết học truyền máu Trung ương, ở nước ta có khoảng 6,6% dân số mang nhóm máu AB. So với các nhóm máu A, B, O, số lượng người sở hữu nhóm máu AB “khiêm tốn hơn”.
Nhóm máu AB lại được chia thành 2 nhóm nhỏ gồm nhóm máu AB+ và nhóm máu AB-. Trong đó, nhóm máu AB+ thường gặp hơn còn nhóm máu AB- hiếm gặp hơn. Với tỷ lệ chỉ có khoảng 0,6% dân số mang nhóm máu AB-, đây là một nhóm máu hiếm.
Sự kết hợp của nhóm máu A, B tạo thành nhóm máu AB. Nếu một ai đó có bố và mẹ mang nhóm máu A và B, họ sẽ mang nhóm máu AB theo quy luật di truyền. Trước khi tìm hiểu nhóm máu AB nên ăn gì, chúng ta cùng khám phá đặc điểm nhóm máu AB nhé!
Nhóm máu AB truyền được cho nhóm máu nào? Nhóm máu AB có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu nên chỉ có thể truyền cho người có cùng nhóm máu AB mà thôi. Đặc biệt, nhóm máu AB+ có thể nhận từ nhóm máu AB- và AB+. Còn nhóm máu AB- chỉ có thể nhận từ nhóm máu AB-. Nhóm máu AB có một lợi thế là có thể nhận từ bất kỳ nhóm máu nào.
Lợi thế của những người mang nhóm máu AB là có nguy cơ đột quỵ thấp. Phụ nữ có thai nhóm máu AB có nguy cơ mắc bệnh kết hạch, ung thư, thiếu máu thấp hơn những thai phụ sở hữu nhóm máu khác. Nhưng họ mang khá nhiều nguy cơ bệnh lý như:
Không chỉ có những đặc điểm trên mà cả đặc điểm dinh dưỡng của nhóm máu này cũng gợi ý cho chúng ta biết nhóm máu AB nên ăn gì.
Nhóm máu AB thừa hưởng một số đặc điểm dinh dưỡng của cả nhóm máu A và B. Họ có thể ăn những thực phẩm tốt cho người mang nhóm máu A và B.
Người có nhóm máu AB dạ dày ít tiết acid clohydric. Vì vậy không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa mà nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn.
Dù có xu hướng thích nghi tốt với các loại thịt nhưng họ vẫn hợp nhất với các loại protein từ sữa, chất dinh dưỡng từ thực vật và các thực phẩm giàu chất xơ.
Người sở hữu nhóm máu AB nên ăn:
Đã biết nhóm máu AB nên ăn gì, vậy bạn biết nhóm máu AB nên tránh gì chưa? Khi ăn uống, người mang nhóm máu này cần lưu ý.
Sẽ không có gì đáng lo lắng với một người đang sở hữu nhóm máu AB+. Tuy nhiên, nhóm máu AB- là nhóm máu hiếm tại Việt Nam và trên thế giới. Vậy nhóm máu ab nên ăn gì? Người sở hữu nhóm máu này nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, ăn uống đủ dinh dưỡng để không bị thiếu máu. Khi có thể, hãy đăng ký gửi máu vào ngân hàng máu. Việc tham gia các hội nhóm người mang nhóm máu hiếm cũng là cách để họ giúp đỡ người khác và giúp đỡ chính mình khi cần.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.