Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhóm thuốc điều trị thiếu máu lên não

Ngày 09/10/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu máu não gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, thuốc điều trị thiếu máu lên não là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng bệnh. 1. Những nhóm

 

1. Những nhóm thuốc bổ sung máu lên não

Việc sử dụng các loại thuốc bổ sung máu lên não, hoạt huyết dưỡng não là phương pháp điều trị bệnh thiếu máu não phổ biến hiện nay. Đây là các loại thuốc giúp tăng cường lưu thông máu đến các tế bào não, điều trị các triệu chứng đau đầu chóng mặt, hoa mắt,…

Nhóm thuốc tăng lưu lượng máu lên não và cải thiện triệu chứng thiếu máu

Đây là nhóm thuốc điều trị thiếu máu có tác dụng thay đổi, điều hòa lưu lượng máu đến các tế bào não bộ, từ đó làm cho những tế bào não thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nhóm thuốc này giúp bổ sung máu lên não quan trọng, rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh thiếu máu lên não.

Nhóm thuốc điều trị thiếu máu lên nãoThuốc điều trị thiếu máu lên não là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng bệnh

Khi sử dụng nhóm thuốc này, các thành động mạch bị hẹp, bị chèn ép có thể giãn ra một phần đáng kể, tăng lượng máu lưu thông lên não, khắc phục tình trạng thiếu oxy ở não. Ngoài ra, nhóm thuốc này có một số loại thuốc có thể hỗ trợ chữa các chứng rối loạn tuần hoàn não. Có thể đến một số loại thuốc trong nhóm thuốc này như:

Cinnarizin (stugeron, vertizin, steron): Đây là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc điều trị thiếu máu có tác dụng chẹn canxi chọn lọc, giảm các hoạt tính của các chất khiến co mạch máu, góp phần tăng oxy lên não giúp lưu thông máu đến các vùng (nhất là não).

Piracetam: Đây là thuốc điều trị thiếu máu có tác dụng đẩy mạnh chuyển hóa oxy và glucose trên não; duy trì khả năng tổng hợp năng lượng ở não; phục hồi những tổn thương não; cải thiện các tình trạng thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt…

Cerebrolysin: Thuốc có tác động vào tận phía trong của tế bào thần kinh, giúp biệt hóa, tăng sinh, điều hòa các chức năng của tế bào thần kinh; bảo vệ cho thương tổn tế bào não do tình trạng thiếu máu gây ra; tăng cường sự dẫn truyền máu lên não. Bên cạnh đó, loại thuốc cho người thiếu máu này còn có công dụng điều trị bệnh rối loạn trí nhớ, kém tập trung,…

Nhóm thuốc cung cấp dưỡng chất

Nhóm thuốc cung cấp dưỡng chất tuy không phải là thuốc bổ sung máu lên não chính nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị. Nhóm thuốc này bao gồm các loại vitamin và sắt.

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.

Trong khi đó, Vitamin B có tác dụng làm tăng khả năng hoạt hóa của các synap thần kinh, tăng quá trình methyl hóa đồng thời giảm nồng độ chất cản homocystein…

Nhóm thuốc điều trị thiếu máu lên nãoVitamin C có tác dụng giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể

Với vai trò là các loại khoáng chất, viên bổ sung sắt được xem là loại thuốc bổ sung máu lên não rất cần thiết. Trong cơ thể, sắt là có vai trò tạo nên các huyết sắc tố ở hồng cầu. Sắt kết hợp cùng oxy sẽ giúp hình thành nên oxyhaemoglobin, hỗ trợ sự lưu thông máu và phân phối oxy đến các tế bào.

2. Dùng thuốc bổ sung máu lên não như thế nào cho đúng?

Trên thực tế, các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt… rất thường gặp ở các bệnh liên quan đến hệ thần kinh não, không phải chỉ riêng bệnh thiếu máu não. Vì thế, để phát hiện bệnh sớm, người bệnh nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ chuẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đưa ra loại thuốc bổ sung máu lên não phù hợp.

Khi dùng thuốc cần chú ý đến các phản ứng bất thường, nhất là khi dùng nhiều loại thuốc điều trị nhiều bệnh một lúc. Ví dụ, cinnarizin làm tăng hiệu lực của các thuốc kháng histamin, thuốc an thần gây ngủ, rượu.

Với những người có chức năng thận bị yếu nên thận trọng khi dùng cerebrolysin, piracetam. Thận trọng khi dùng cerebrolyzin, necergolin,… cho người cao huyết áp. Không dùng piracetam cho người suy gan.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm