Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Những ai không nên ăn yến mạch?

Ngày 12/11/2022
Kích thước chữ

Yến mạch có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Những món ăn được chế biến từ yến mạch cũng giúp người dùng cảm thấy thú vị. Yến mạch được ví như thực phẩm vàng cho sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng lại khiến cho người dùng bị đầy bụng, khó tiêu. Vậy những ai không ăn được yến mạch?

Công dụng của yến mạch đối với sức khỏe như giảm cholesterol, tốt cho tim mạch, tiểu đường, ung thư dạ dày… Vậy tại sao không phải ai cũng sử dụng cũng tốt. Có người khi dùng còn có tác dụng phụ gây phiền toái cho sức khỏe. Nếu bạn muốn tìm hiểu những ai không nên ăn yến mạch có thể theo dõi tiếp nhé!

Yến mạch là gì?

Yến mạch là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Yến mạch gồm có hạt yến mạch (thường được sử dụng làm thực phẩm), lá và thân (rơm yến mạch) và cám (lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch). Lá, thân và cám yến mạch thường được sử dụng làm thuốc.

Những ai không nên ăn yến mạch?1 Những ai không nên ăn yến mạch?

 Những người có huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh nhân đái tháo đường, hay các bệnh nhân có về đề tiêu hoá có thể sử dụng cám yến mạch. Kể cả những trương hợp bị hội chứng ruột kích thích, bệnh chi nang ruột non, bệnh viêm ruột, tiêu chảy và táo bón cũng nên sử dụng loại cám yến mạch này. Cám yến mạch còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh như: bệnh tim, sỏi mật, ung thư kết tràng (ung thư đại tràng) và ung thư dạ dày.

Yến mạch được biết đến như là thực phẩm giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Khi ăn yến mạch có thể giúp giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Khi ăn yến mạch có thể kiểm soát được cảm giác thèm ăn bằng cách gây ra cảm giác no cho người bệnh. Cám yến mạch sẽ tác động, ngăn chặn sự hấp thụ từ ruột những chất có nguy cơ gây bệnh. Cụ thể giúp thực phẩm này sẽ tốt cho tim, cholesterol cao và bệnh đái tháo đường. Thêm vào đó, nếu bị sưng ở vùng da nào đó có thể dùng yến mạch thoa lên vùng da đó.

Công dụng của yến mạch

Yến mạch có hiệu quả với bệnh tim và giảm cholesterol

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thực phẩm giàu chất xơ, trong đó có yến mạch, sử dụng như một phần của chế độ ăn ít béo giúp ngăn ngừa bệnh tim. Trong cám yến mạch chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Yến mạch nguyên hạt có hàm lượng chất xơ hòa tan cao khoảng 750mg. Thực phẩm chứa yến mạch nguyên hạt được dán nhãn với xác nhận làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi được đưa vào chế độ ăn ít cholesterol, chất béo bão hòa.

Những ai không nên ăn yến mạch? 2 Yến mạch giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Khi sử dụng yến mạch, cám yến mạch và các chất xơ hoà tan khác giúp giảm cholesterol toàn phần và lipoprotein mật độ thấp (LDL). Mỗi gam chất xơ hòa tan (beta glucan) ăn vào thì tổng lượng cholesterol giảm đi khoảng 1.42mg/dL và LDL giảm khoảng 1.23mg/dL. Còn nếu tăng lên 3 - 10 gam chất xơ hoà tan mức độ giảm giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 4 - 14mg/dL. Nếu ăn nhiều hơn 10 mỗi ngày thì hiệu quả dường như không làm tăng. Nếu ăn 28g yến mạch tương đương 3 bát mỗi ngày có thể giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 5mg/dL. Nếu là sản phẩm yến mạch nguyên hạt thì hiệu quả cao hơn so với thực phẩm chứa cám yến mạch. 

Yến mạch có thể có hiệu quả với bệnh đái tháo đường và ung thư dạ dày

Những người thường xuyên ăn cám yến mạch dường như có nguy cơ ung thư dạ dày thấp hơn những người không ăn. Còn đối với bệnh đái tháo đường (tiểu đường), ăn yến mạch và cám yến mạch trong 6 tuần có thể sẽ giảm lượng đường trong máu. Nếu duy trì ăn 100 gam yến mạch trong thời gian dài thay thế cho các loại carbohydrate khác sẽ có tác dụng hiệu quả lâu dài cho đường huyết. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra nếu ăn 50 gam cám yến mạch mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

Yến mạch cũng có tác dụng với nhiều tình trạng khác, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Có thể kể đến như ngăn chặn chất béo được hấp thụ từ ruột, táo bón, bệnh viêm ruột, gout, rối loạn thần kinh thực vật…

Những ai không nên ăn yến mạch?

Tác dụng phụ và cảnh báo của yến mạch

Nghe đến tác dụng phụ của yến mạch, một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe có lẽ mọi người sẽ ngạc nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng. Để biết những ai không nên ăn yến mạch thì cần hiểu rõ về tác dụng phụ của loại thực phẩm này.

Dù yến mạch rất tốt cho sức khỏe nhưng yến mạch nguyên chất có thể gây ra khí đường ruột và đầy hơi. Để biết cơ thể có phù hợp với loại thực phẩm này không, nên ăn từ từ với liều lượng thấp. Khi cơ thể quen dần với yến mạch thì có thể ăn tăng lên đồng thời các tác dụng phụ này có thể sẽ biến mất. Thông thường những dung dịch từ yến mạch an toàn cho da nhưng ở một số người lại bị nổi mụn.

Những ai không nên ăn yến mạch?

Có thể nói yến mạch rất tốt cho sức khỏe bởi thành phần dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên, yến mạch không tốt với tất cả mọi người:

  • Đầu tiên, đối tượng không nên sử dụng yến mạch là người bị dị ứng với yến mạch.
  • Nếu ai bị gan nóng thì sản phẩm này không phải là lựa chọn, bởi vì khi ăn nhiều yến mạch sẽ khiến bụng người bị gan nóng khó chịu.
  • Phụ nữ khi mang thai rất cần bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm nhưng bột yến mạch không phải là lựa chọn. Bột yến mạch được cho là có liên quan đến mức độ bài tiết hormone.
  • Người có đường tiêu hóa không tốt thì cũng không nên ăn nhiều yến mạch bởi vì sẽ làm tăng tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
  • Những người gặp vấn đề khó nuốt hay nhai thức ăn thì nên tránh ăn yến mạch. Nếu như trong quá trình ăn không nhai kỹ có thể gặp nguy cơ tắc nghẽn ruột.
  • Ngoài nhóm người không nên ăn yến mạch thì nhóm còn lại có thể bổ sung yến mạch đúng cách sẽ đem đến những tác động tốt đến sức khỏe. 
Những ai không nên ăn yến mạch? 3 Người có đường tiêu hóa không tốt thì không nên ăn nhiều yến mạch

Như vậy, dù thực phẩm có tốt như thế nào chúng ta cũng chỉ nên bổ sung ở mức độ hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại, nếu bổ sung quá mức không những không tốt mà còn gây hại cho sức khỏe. Hy vọng với những thông tin những ai không nên ăn yến mạch và tác dụng tuyệt vời của loại thực phẩm này sẽ giúp cho bạn bổ sung một cách phù hợp. 

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin