Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản và cách chăm sóc hiệu quả

Ngày 24/05/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thời kỳ hậu sản kéo dài khoảng 6 tuần sau khi sinh và trong khoảng thời gian này mẹ cần được chú ý quan sát cẩn thận để tránh những bệnh hậu sản nguy hiểm. Bên cạnh những biểu hiện bình thường như sản dịch, trầm cảm nhẹ sau sinh thì mẹ cần chú ý đến những bệnh nguy hiểm như sót nhau thai, dính ruột, băng huyết…

Sau sinh khi mẹ sẽ bắt đầu quá trình hồi phục như co tử cung, tiết sản dịch và tiết sữa cho con bú. Tuy nhiên những rối loạn trong quá trình sinh có thể gây ra 1 số biến chứng hậu sản nguy hiểm và nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Cùng tìm hiểu những bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản và cách chăm sóc hiệu quả.

Những bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản và cách chăm sóc hiệu quảĐiểm danh những căn bệnh thời kì hậu sản nguy hiểm đối với mẹ và bé

Sót nhau thai

Quá trình sinh con của mẹ bao gồm luôn việc loại bỏ hẳn phần nhau thai ở trong tử cung ra ngoài. Với quá trình để mổ thì bác sĩ sẽ dùng tay lấy hết nhau thai còn trường hợp sinh thường thì sau khoảng 30p-1 tiếng tử cung sẽ co bóp đẩy nhau thai ra ngoài.

Tuy nhiên có 1 số trường hợp nhai thai vẫn còn sót lại bên trong tử cung và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiễm vùng kín, nhiễm trùng tử cung, tắc vòi trứng, bế sản dịch sau sinh…

Sót nhau thai biểu hiện qua những triệu chứng:

  • Ra máu bất thường sau sinh: sau khi sinh mẹ sẽ bắt đầu ra sản dịch nhưng máu lúc này sẽ màu đỏ sậm và sẽ hết sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên nếu bị sót nhau thai mẹ có thể bị bế sản dịch sau sinh khiến tình trạng ra máu kéo dài suốt vài tháng.
  • Vùng bụng dưới của mẹ luôn bị đau âm ỉ, tử cung kho co dãn được khiến 1 phần bị sa ra ngoài.
  • Mẹ phát sốt, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon và ngủ không yên.

Để tránh tình trạng sót nhau thai thì mẹ nên chọn những bệnh viện phụ sản có đội ngũ bác sĩ chất lượng để tránh tình trạng bất cẩn trong việc kiểm tra phần nhau thai còn sót lại. Đặc biệt khi sinh mổ nếu bác sĩ không có tay nghề tốt có thể khiến nhau thai dính vào vết sẹo hoặc vết rạch nào đó trong tử cung.

Những bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản và cách chăm sóc hiệu quảSót nhau thai, đính ruột, nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ

Dính ruột sau sinh

Tình trạng dính ruột sau sinh thường xảy ra với những thai phụ sinh mổ. Bệnh biểu hiện qua những triệu chứng sau:

  • Chán ăn, khi ăn no có thể xảy ra tình trạng nôn ói.
  • Tình trạng đau bụng kéo dài với những cơn đau thường xuyên, đau co thắt trở thành mãn tính, đặc biệt là khi duỗi người hoặc giãn người.
  • Tùy vào tình trạng đau của mỗi người có thể xác định được thai phụ bị dính ở gan, âm đạo hoặc ở ruột.

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh dính ruột, sản phụ sau sinh cần được chuyển ngay đến bác sĩ để có những chữa trị kịp thời. Trong thời gian này chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Không nên nằm cố định 1 chỗ mà nên cử động nhẹ để tăng cường hoạt động của dạ dày và ruột.
  • Không nên ăn quá no, có thể ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh dạ dày co bóp nhiều dễ gây tắt, hoặc táo bón.
  • Vệ sinh vùng kín sau sinh cẩn thận, kiêng cữ vận động mạnh và hạn chế quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. 

Nhiễm khuẩn hậu sản

Những bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản và cách chăm sóc hiệu quảÁp dụng ngay những phương pháp phòng tránh để giúp mẹ vượt cạn an toàn

Nhiễm khuẩn hậu sản là 1 trong những tai biến sản khoa thường gặp nhất và có nguy cơ gây tử vong cao cho mẹ sau sinh. Trong vòng 6 tuần sau khi sinh là thời gian dễ bị nhiễm khuẩn hậu sản nhất do 1 số loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn xâm nhập vào âm đạo sau đó tiến vào cổ tử cung. Những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ở thai phụ có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn đường máu trong quá trình sinh do cơ sở vật chất y tế không đảm bảo vô trùng, hoặc sản phủ có điều kiện dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu máu thai kì, nhiễm độc thai nghén.
  • Cơ địa sản phủ yếu nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào âm hộ, tầng sinh môn trong quá trình sinh, từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này.
  • Mắc các sang chấn vùng kín do quá trình chăm sóc trước và sau mổ không được đảm bảo.
  • Sót nhau nhai, vỡ ối sớm, chuyển dạ kéo dài cũng là 1 số nguyên nhân gây bệnh.

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của nhiễm khuẩn hậu sản thì trong quá trình mang thai và sau khi sinh mẹ nên được đảm bảo dinh dưỡng để có sức khỏe tốt, lượng máu nuôi mẹ và bé đầy đủ. Chọn bệnh viện có cơ sở vật chất tốt với điều kiện vô khuẩn khi đỡ đẻ và phòng nằm hồi sức chất lượng.

Trên đây là 1 số bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản mà mẹ có nguy cơ mắc phải, bên cạnh đó còn 1 số biến chứng như tiền sản giật sau sinh, băng huyết, đau nửa đầu sau sinh...Vì vậy để tránh mẹ mắc phải những bệnh trên người thân trong gia đình nên đặc biệt chú ý chăm sóc trước, trong và sau quá trình sinh con để hưởng trọn vẹn niềm vui sau khi mẹ vượt cạn thành công. 

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm