Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hôi miệng khiến cho con người ta gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống, không chỉ nói chuyện có mùi mà ngay cả hơi thở vẫn có mùi hôi. Bệnh hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phần lớn có liên quan đến những bệnh về răng miệng. Cùng tìm hiểu những bệnh răng miệng khiến hơi thở có mùi để cùng diệt trừ tận gốc mầm bệnh nhé.
Hôi miệng là một nỗi xấu hổ thầm kín của mỗi người, tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng khi bị hôi miệng vì chúng có thể chữa trị tận gốc. Tuy nhiên hôi miệng có thể là dấu hiệu của những bệnh răng miệng mà chúng ta cần nên chú ý.
Viêm nha chu là một bệnh răng miệng khá nguy hiểm khi hệ thống nha chu của răng bao gồm nướu răng, xương ổ răng, dây chằng bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công. Hôi miệng là biểu hiện hàng đầu của viêm nha chu, thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá…
Ngoài việc hôi miệng thì người bị viêm nha chu đau nhức răng, xung quanh răng có nhiều mảng bám, nướu sưng phồng và dễ chảy máu khi đánh răng… Khi bạn thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên thì có thể bạn đã bị viêm nha chu và cần đến ngay bác sĩ để được chữa trị, tránh tình trạng răng và ổ xương răng bị phá hủy.
Răng khôn mọc lệch là tình trạng xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 20-35 tuổi khi những chiếc răng hàm cuối cùng mọc lên. Răng khôn mọc ngang, mọc ngầm tạo ra những lỗ hổng trong khoang miệng, khiến cho vi khuẩn và mảng bám thức ăn tích tụ, lâu ngày gây ra mùi hôi miệng khó chịu.
Ngoài ra răng khôn mọc lệch còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như gây viêm, sưng tấy và đau nhức ở vị trí mọc răng, xô đẩy các răng khác làm hàm răng lệch lạc hoặc làm lung lay những chiếc răng hàm số 7. Cần xác định nhanh những triệu chứng của răng khôn mọc lệch để có cách xử lý kịp thời:
Tuy nhiên quá trình mọc răng khôn có thể diễn ra trong vòng vài tháng hoặc vài năm và những dấu hiệu trên không biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên việc hôi miệng do mọc răng khôn chắc chắn sẽ xảy ra. Khi bạn thấy hơi thở có mùi hôi khó chịu thì nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng, có thể góp phần phát hiện sớm răng khôn mọc lệch để chữa trị sớm.
Khi bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến lượng thức ăn cặn thừa bám vào những kẽ hở của răng, lâu ngày sẽ hình thành những mảng bám và phá hủy men răng gây sâu răng. Vi khuẩn sẽ tích tụ lại bào mòn men răng, lâu ngày tạo thành những lỗ nhỏ có màu đen, khiến bạn đau đớn khó chịu.
Ngoài sâu răng thì những vi khuẩn này còn gây hôi miệng, răng nhạy cảm, đau đớn khi nhai nuốt thức ăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra áp xe răng, tạo thành những ổ viêm sưng xung quanh chóp răng. Lúc này răng của bạn có nguy cơ bị nhổ bỏ do vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng và làm hoại tử chân răng.
Vì vậy khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên của việc sâu răng như hôi miệng, đau nhức răng thì bạn cần đến nha sĩ để được thăm khám và chữa trị.
Phần lớn những bệnh gây hôi miệng có nguyên nhân từ răng nhưng bạn cũng đừng bỏ qua những chứng bệnh ở lưỡi, điển hình là bệnh loét áp tơ. Xuất phát từ những nốt nhiệt miệng nhỏ, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành loét miệng, đây là tình trạng nhiễm trùng những mô mềm ở lưỡi tạo thành những vết loét lớn, có viền trắng và chảy máu khi tiếp xúc với bàn chải đánh răng hoặc khi bạn nhai nuốt thức ăn.
Những vết loét ở môi, lưỡi, má trong là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Bệnh loét miệng là bệnh khá lành tình, có thể chữa khỏi sau khoảng 10 ngày chữa trị nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần áp dụng đúng phương pháp chăm sóc răng miệng và ăn uống điều độ là bạn sẽ thoát khỏi chứng loét miệng và hơi thở có mùi - việc này cũng giúp phòng tránh hôi miệng hiệu quả.
Ngoài những nguyên nhân trên có thể gây sâu răng thù bạn cũng cần chú ý những bệnh lý như viêm amidan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản cũng có thể gây hôi miệng. Đây là những bệnh lý khá nguy hiểm nên bạn không nên chủ quan khi phát hiện những dấu hiệu liên quan. Cách chữa trị hôi miệng hiệu quả nhất chính là vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế những thực phẩm gây kích ứng cho răng miệng và kết hợp điều trị theo theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...