Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Ngày 17/09/2022
Kích thước chữ

Ngạt mũi là hiện tượng phổ biến, rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Khoang mũi của bé bị dịch nhầy tích tụ, khiến việc hô hấp khó khăn. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị khó thở, chuyển sang thở bằng miệng và từ đó bị rối loạn ăn uống, giấc ngủ. Một trong những biện pháp điều trị được nhiều người áp dụng chính là chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm.

Dầu tràm hẳn là sản phẩm quen thuộc với các bà mẹ có con nhỏ bởi công dụng đa dạng mà nó đem lại. Bạn có thể không quá xa lạ với việc dùng dầu tràm để giữ ấm, phòng cảm lạnh cho trẻ nhưng liệu đã biết cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm chưa?

Nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Cấu tạo khoang mũi ở trẻ sơ sinh thường rất nhỏ nên chất nhầy rất dễ tích tụ, lấp kín không gian bên trong cũng như các mạch máu, các mô làm mũi bé bị ngạt. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là do bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi cũng có thể xuất phát từ các lý do dưới đây:

  • Cúm
  • Dị ứng phấn hoa, dị ứng mùi hay một món ăn nào đó.
  • Không khí khô do thời tiết hoặc bật điều hòa quá lâu.
  • Môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá, nước hoa,...
  • Trẻ bị nhiễm virus.

Biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ có ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh, giúp bé nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của bệnh. 

Những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm 1

Nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Có nên chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm?

Dầu tràm từ lâu đã được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có ngạt mũi. Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá, cành và thân của cây tràm, chứa nhiều hoạt chất có lợi, đem lại khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm rất tốt. Từ đó, dầu tràm có công dụng điều trị tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Trong dầu tràm chứa hai hoạt chất hóa học có tác dụng với việc chữa ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là α-Terpineol và Eucalyptol. α-Terpineol đem lại tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn mạnh, Ecualyptol có khả năng tiêu đờm, sát khuẩn nhẹ.

Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tinh dầu tràm còn có thể ức chế sự hoạt động của virus cúm, giảm các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi rất tốt. Trong Đông y, lá tràm có vị cay ấm còn đem lại tác dụng giảm thống, khu phong, tiêu đờm. Ngoài ra, dầu tràm cũng có thể giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa và điều trị những triệu chứng cảm mạo thông thường.

Có nên chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm?

Những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Dưới đây là một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm phổ biến:

Nhỏ một ít tinh dầu tràm vào gối hoặc khăn

Hương dầu tràm sẽ làm thông mũi, hỗ trợ điều trị tình trạng ngạt mũi ở trẻ nhỏ. Không những vậy, mùi hương của dầu tràm đi vào trong khoang mũi mang theo những hoạt chất có lợi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh nên các cơn cảm lạnh, cảm cúm sẽ nhanh khỏi hơn.

Mẹ có thể cho vài giọt dầu tràm vào gối hoặc khăn sữa đeo quanh cổ cho bé ngửi mùi thơm thoang thoảng của dầu tràm để giảm ngạt mũi.

Xông hơi phòng bằng dầu tràm

Nhỏ vài giọt dầu tràm vào đèn xông tinh dầu hoặc máy tạo độ ẩm, máy phun sương để dầu tràm có thể lan tỏa khắp không gian phòng. Những hoạt chất trong tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn nên sẽ giúp làm sạch những tác nhân gây hại có trong không khí. Điều này không chỉ hỗ trợ giảm ngạt mũi cho trẻ sơ sinh mà còn phòng ngừa cảm mạo cho cả gia đình, giúp giảm căng thẳng, tinh thần sảng khoái hơn.

Những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm 3

Xông hơi phòng bằng dầu tràm để giảm ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Cho dầu tràm vào nước để tắm cho trẻ

Bố mẹ có thể nhỏ một ít tinh dầu tràm vào bồn tắm hoặc chậu nước và cho trẻ ngâm mình vào đó. Cách làm này sẽ giúp làm ấm người cho trẻ, cải thiện các triệu chứng ngạt mũi khó chịu. Tuy nhiên trong quá trình tắm cho bé, phụ huynh cần chú ý để nước không bắn vào mắt khiến trẻ bị cay.

Thoa dầu tràm cho bé

Để giúp cơ thể bé ấm áp hơn, mẹ hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào bàn tay, xoa đều 2 bàn tay với nhau rồi nhẹ nhàng xoa lên những vị trí dễ bị lạnh của bé như ngực, lưng và gan bàn chân của bé. Đặc biệt, khi thoa dầu tràm lên gan bàn chân, mẹ nên dừng lại để massage một chút vì đây được xem như lá phổi thứ 2 của cơ thể, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Những lưu ý khi chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

  • Vì dầu tràm có thể khá đậm đặc với trẻ nhỏ nên bố mẹ cần tránh xoa dầu trực tiếp lên da bé để tránh bị kích ứng, bỏng da bé. Vì vậy, phụ huynh nên pha loãng dầu tràm với một loại dầu nền khác như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu bơ, dầu hạt nho,... và xoa một lớp mỏng lên ngực, lưng và bàn chân của trẻ.
  • Không sử dụng quá nhiều tinh dầu tràm, mỗi lần chỉ khoảng 3-4 giọt dầu và không nên thoa liên tục trong thời gian dài. Dầu tràm quá nhiều trong không khí cũng có thể gây choáng váng cho mọi người.
  • Chọn dầu tràm nguyên chất sản xuất từ cây tràm thiên nhiên để đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng hóa chất.

Những cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm 4

Những lưu ý khi chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Ngạt mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nếu không có biện pháp điều trị, nó sẽ khiến trẻ rất khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, quý phụ huynh đã biết cách sử dụng dầu tràm để chữa tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin