Long Châu

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Ngày 26/03/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau dạ dày ở trẻ em là bệnh khá phổ biến trong thời gian gần đây, cứ 10 trẻ lại có gần 4 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh đau dạ dày. Mẹ nên nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày để có cách chăm sóc và chữa trị phù hợp.

Bệnh đau dạ dày tuy không nguy hiểm đến sức khỏe và có thể điều trị khỏi nếu được chăm sóc đúng cách, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm những dấu hiệu và có cách điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những biểu hiện chính của bệnh đau dạ dày ở trẻ.

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh đau dạ dày

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏNhững triệu chứng đau dạ dày thường gặp ở trẻ

Bệnh đau dạ dày cũng chia theo từng giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Đau dạ dày khởi phát

Đau bụng là biểu hiện thường thấy nhất của bệnh đau dạ dày, khác với những cơn đau bụng thông thường, khi bị đau dạ dày trẻ sẽ cảm thấy đau quặn tái đi tái lại ở xung quanh rốn, xuất hiện khoảng vài chục phút. Tình trạng này trở nặng vào ban đêm hoặc khi trẻ ăn quá no hoặc quá đói.

Ăn không ngon, thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn mửa: trẻ thường hay bị nôn mửa khi ăn no, đôi khi có chứa thức ăn của ngày hôm trước. Bởi lẽ lúc này hệ tiêu hóa của trẻ bị suy yếu, khiến trẻ thường xuyên cảm thấy đầy bụng, ợ hơi và nôn ói.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, cảm thấy đau khi đi tiểu hoặc đi ngoài có phân đen, phân lỏng.

Đau dạ dày chuyển biến nặng

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏDạ dày bị tổn thương nặng nếu không được chữa trị kịp thời

Đau dạ dày khởi phát trong khoảng 3-4 ngày, nếu mẹ không chú ý hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác mà không có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau bụng dữ dội, tần suất nhiều hơn và thời gian lâu hơn: trẻ cảm thấy đau bụng dữ dội, thường xuyên và kéo dài hơn kèm theo những dấu hiệu như thở gấp, chóng mặt hoặc liên tục buồn nôn.
  • Trẻ chướng bụng, cơ thể mệt mỏi và sụt cân: trẻ ăn uống nhiều nhưng cơ thể không tiêu hóa được, cơ thể hấp thu chất dưỡng kém nên trẻ sụt cân nhưng phần bụng lại phình trướng, khiến cơ thể trẻ suy nhược thấy rõ.

Đau dạ dày cấp 

Bệnh đau dạ dày chuyển biến nặng và xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Trẻ sốt cao, ngủ li bì, thở gấp: dạ dày bị viêm loét gây ra nhiễm trùng nặng, khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, dễ lâm vào hôn mê sâu. Lúc này trẻ không thể vận động nhiều vì thường xuyên chóng mặt, buồn nôn và sốt cao.
  • Trẻ nổi mề đay, xuất huyết dưới da hoặc nôn ra máu: những triệu chứng sau là hiện tượng sốc phản vệ của trẻ, khiến bệnh biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm như thủng dạ dày, ung thư dạ dày...
  • Đi ngoài ra máu (xuất huyết tiêu hóa): những biểu hiện rối loạn tiêu hóa xảy ra thường xuyên hơn, bụng đau quặn không dứt, trong phân có máu loãng, có mùi khó chịu. 

Những biến chứng nguy hiểm nếu bệnh đau dạ dày không được điều trị kịp thời

​  Dạ dày bị tổn thương nặng nếu không được chữa trị kịp thời  ​4 biến chứng nặng của bệnh đau dạ dày

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu ban đầu như đau bụng, khó tiêu mẹ nên đưa trẻ ngay đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh kịp thời. Bệnh đau dạ dày có thể khỏi hẳn sau khoảng 10 ngày chữa trị. Tuy bệnh đau dạ dày có thể bị nhầm lẫn với những bệnh khác như viêm ruột thừa, rối loạn tiêu hóa, nhưng bác sĩ có thể dễ dàng nhận dạng bệnh thông qua các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, chụp x-quang, xét nghiệm nước tiểu, mẫu phân…

Nếu để bệnh phát triển thành đau dạ dày cấp thì trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục, khoảng 2-3 tháng thì lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương mới có thể lành lại được, ngoài ra còn để lại nhiều di chứng cho sức khỏe như:

Hẹp môn vị dạ dày: tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng khiến trẻ bị sình bụng, thức ăn ứ lại và không thể tiêu hóa được. Vì vậy trẻ không thể ăn uống bình thường, càng ăn thì thức ăn bị ứ đọng lại càng nhiều.

Thủng dạ dày: những lỗ thủng xuất hiện trên dạ dày, gây viêm nhiễm và hoại tử dạ dày cũng như các cơ qua

Xuất huyết tiêu hóa nặng có thể khiến trẻ bị mất máu, da xanh và gương mặt nhợt nhạt. Từ đó khiến trẻ bị rối loạn tri giác, khó thở và hôn mê do thiếu máu nặng, tụt huyết áp và sốc phản vệ.

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu: vi khuẩn phát triển mạnh hình thành các tế bào ung thư khoảng vài mm nằm ở lớp niêm mạc dạ dày, khiến trẻ giảm nhanh khoảng 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.

Đây là triệu chứng rất nặng có thể gây ảnh hưởng vĩnh viễn đến sức khỏe của trẻ, vì vậy mẹ tuyệt đối không để bệnh phát triển đến giai đoạn này. Ngoài ra trẻ bị đau dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng, trong đó tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày khi lớn lên.

Trước những nguy hiểm của bệnh đau dạ dày ở trẻ, mẹ nên tìm hiểu ngay về những biện pháp phòng bệnh cũng như cách nhận biết những dấu hiệu sớm để xử lý kịp thời khi con mắc bệnh.  

Trúc

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm