Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Nhận biết sớm những dấu hiệu cơ thể đang dư thừa muối sẽ giúp chúng ta hạn chế được những bệnh này.
Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể mắc hàng loạt những bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh khác. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dư thừa muối để có cách điều chỉnh kịp thời.
Ăn nhiều loại thức ăn chứa nhiều muối như mì tôm, giò, chả, xúc xích, cá khô, đồ đóng hộp là nguyên nhân gây nên chứng khát nước quá mức. Tình trạng này cũng khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi hoặc stress do luôn cảm thấy nhanh khát nước hơn bình thường.
Ăn nhiều muối làm cơ thể giữ lại nhiều natri và nước nhiều hơn bình thường, khiến các vùng mặt, tay, chân bàn chân có thể bị phù và sưng. Vì thế chúng ta thường có cảm giác mỗi buổi sáng thức dậy mắt, tay chân đột nhiên sưng to lên, hay gặp phải chứng chuột rút.
Dư thừa muối đồng nghĩa với dư thừa natri và clorua, khiến chúng ta uống nhiều nước hơn. Điều này sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều để đào thải muối ra khỏi cơ thể khiến chúng ta đi tiểu nhiều hơn trong ngày. Nước tiểu có màu vàng đậm cũng là biểu hiện cơ thể dư thừa muối. Do cơ thể tự động tích trữ natri khi lượng muối trong người tăng cao nên một số người đi tiểu nhiều hơn, tuy uống nước nhiều nhưng nước tiểu vẫn đậm màu.
Ăn mặn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến huyết áp làm chúng ta xuất hiện những cơn đau thắt ngực, khó thở. Một số trường hợp còn đi kèm với những cảm giác chán ăn, mệt mỏi, ợ nóng, buồn nôn, đau lưng, đau hàm...
Tiêu thụ quá 2.300 mg muối mỗi ngày sẽ khiến nước tiểu của bạn xuất hiện vấn đề. Lúc này bạn sẽ thấy trong nước tiểu có nhiều bọt và cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần. Lượng muối dư thừa trong cơ thể sẽ được thận đào thải qua nước tiểu, tuy nhiên khi chúng đi qua niệu đạo có thể kết hợp với canxi, từ đó kết tinh lại tạo thành những viên sỏi với hình dạng khác nhau gây tắc nghẽn đường tiểu.
Ăn quá nhiều muối đóng góp 70% trong các chứng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Các chuyên gia y tế cho rằng, thói quen, tập quán ăn nhiều muối và những món ăn mặn như mắm, cà muối, dưa muối, cá khô… làm tăng hấp thu chất béo và tăng nồng độ cholesterol máu. Vì thế ăn nhiều muối cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
Lượng muối dư thừa này sẽ ảnh hưởng đến mạch vành - mạch máu duy nhất đến nuôi dưỡng tim, làm xơ vữa mạch vành, thiểu năng mạch vành… Đây là nguyên nhân gây ra những cơn đau tim, đau thắt ngực và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp.
Thông thường lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt. Tuy nhiên nếu như trong cơ thể duy trì quá nhiều muối sẽ khiến thận sẽ không thể đào thải được hết độc tố ra ngoài, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của xương khiến xương dần bị yếu đi, thường xuyên đau nhức khó chịu và hình thành chứng loãng xương khi về già.
Trong muối có chứa nhiều natri và clorua có tác dụng điều chỉnh sự co cơ, chức năng thần kinh, huyết áp và lượng máu trong cơ thể. Vì thế muối là một loại gia vị vô cùng cần thiết cho mọi cơ quan, từ xung thần kinh đến cân bằng chất lỏng. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều muối đồng thời cũng khiến cho cơ thể dư thừa 2 khoáng chất này. Dư thừa muối trong cơ thể sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri gây tích nước trong tế bào dẫn tới tăng huyết áp.
Những người thường xuyên ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao gấp 2 lần so với những người bình thường, với huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Đi cùng với bệnh lý này là hàng loạt những biểu hiện như mờ mắt, choáng váng, chóng mặt, đau đầu dữ dội…
Ăn nhiều hơn 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng 23% nguy cơ tử vong do đột quỵ và khoảng 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi ăn quá mặn thì chúng ta sẽ phải uống nhiều nước sẽ khiến tăng thể tích tuần hoàn, từ đó áp lực máu tăng và huyết áp tăng lên. Khi lượng muối tăng cao trong thời gian dài, natri sẽ hút nước từ thành của động mạch làm cho động mạch bị thu hẹp lại trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên, làm tăng nguy cơ vỡ động mạch gây tai biến mạch máu não. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.
Muối tương tác với canxi trong cơ thể tạo thành những tinh thể cứng trong thận, hình thành sỏi. Ngoài ra ăn nhiều muối cũng tăng áp lực cho thận, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu trình trạng này kéo dài trong thời gian dài có thể gây ra sỏi thận, thận nhiễm mỡ, suy thận...
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.