Bị cao huyết áp uống gì để hỗ trợ hạ huyết áp an toàn? Một số lưu ý cần biết
Thùy Linh
29/03/2025
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Cao huyết áp là một bệnh lý thường thấy ở người cao tuổi. Nếu không được điều trị phù hợp, cao huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim,... Do đó, bị cao huyết áp uống gì để hạ huyết áp an toàn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về chứng bệnh cao huyết áp qua bài viết sau đây nhé!
Cao huyết áp là một tình trạng bệnh lý phổ biến, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Bên cạnh việc thăm khám sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người mắc bệnh cao huyết áp cũng cần duy trì một chế độ ăn uống phù hợp. Vậy cao huyết áp uống gì để hỗ trợ duy trì một chỉ số huyết áp lành mạnh? Hãy cùng tham khảo một số thông tin về cao huyết áp và những lưu ý khi lựa chọn đồ uống cho người bị huyết áp cao qua bài viết sau đây nhé!
Cao huyết áp là gì?
Trước khi đi vào tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi bị cao huyết áp uống gì để nhanh hạ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về cao huyết áp nhé! Cao huyết áp là tình trạng sức ép của máu tác động trực tiếp lên thành động mạch một cách khó kiểm soát, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể hoặc gây ra các bệnh lý về tim mạch. Tình trạng cao huyết áp thường khó phát hiện sớm và có thể kéo dài đến hàng chục năm. Do vậy, việc kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp phát hiện tình trạng bệnh kịp thời và đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp. Cao huyết áp là một bệnh lý mang theo nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và có khả năng gây đột quỵ, suy tim, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, phình động mạch. Ngoài ra, cao huyết áp còn có thể gây tổn hại đến nhãn quan và gây rối loạn chuyển hóa.
Người mắc cao huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ cao
Bị cao huyết áp uống gì để hạ huyết áp nhanh và an toàn?
Vậy bị cao huyết áp uống gì để hạ huyết áp an toàn? Bạn có thể tham khảo một số thức uống phù hợp cho người bị huyết áp cao như sau:
Nước lọc
Nước lọc là câu trả lời ít ai nghĩ đến, loại thức uống quen thuộc này có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả. Không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng quan, nước lọc còn giúp hạ đường huyết rất tốt. Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước kéo dài, khả năng lưu thông máu suy giảm và cơ thể phải tiết kiệm nước để duy trì sự trao đổi chất, rủi ro gặp tình trạng cao huyết áp cũng sẽ tăng cao. Bạn nên duy trì thói quen uống tối thiểu 1,5-2 lít nước (khoảng 8 cốc nước) mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần cho các hoạt động sống.
Sữa ít béo
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng thành phần canxi trong sữa giúp hạ huyết áp hiệu quả. Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp do thiếu hụt canxi sẽ giảm nếu khả năng hấp thụ canxi của người bệnh cao. Canxi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh áp lực máu. Do đó, những người mắc bệnh cao huyết áp nên bổ sung sữa nhiều hơn và chọn lọc các loại sữa ít béo chứa lượng canxi cao để đạt được hiệu quả ngăn ngừa cao huyết áp tốt hơn so với việc sử dụng các loại sữa tươi nguyên chất. Nếu bạn không bị thừa cân, béo phì, không bị bất dung nạp lactose, bạn có thể bổ sung khoảng 3 cốc sữa ít béo và các chế phẩm từ sữa ít béo vào thực đơn ăn uống hàng ngày để duy trì tình trạng huyết áp ổn định.
Trà xanh
Câu trả lời phổ biến cho câu hỏi cao huyết áp uống gì chính là trà xanh. Trong trà xanh có chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có công dụng hỗ trợ cải thiện độ bền và độ đàn hồi của thành mạch. Vì vậy, tiêu thụ trà xanh thường xuyên giúp hỗ trợ hạ huyết áp và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, suy tim. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh thường xuyên giúp giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương, hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả. Tuy vậy, bạn chỉ nên uống từ 1-2 cốc trà xanh mỗi ngày, ưu tiên dùng lá trà tươi hoặc búp trà và hạn chế pha trà quá đậm đặc để tránh gây khó ngủ, tác động đến thần kinh trung ương và gây rối loạn thần kinh. Ngoài ra, lượng caffeine quá cao cũng có thể làm tăng huyết áp.
Câu trả lời phổ biến cho câu hỏi cao huyết áp uống gì chính là trà xanh
Nước ép việt quất
Việt quất có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm, giúp ngăn ngừa sự tổn hại thành mạch và hạn chế tình trạng huyết áp cao hiệu quả. Ngoài ra, nước ép việt quất cũng có tác dụng giúp lưu thông máu, cung cấp vitamin C, hỗ trợ co giãn mạch máu và phòng ngừa đa dạng bệnh lý thường gặp, trong đó có bệnh cao huyết áp. Bạn nên dùng nước ép việt quất nguyên chất 100% để đảm bảo nhận được tối ưu lợi ích từ loại thức uống này.
Trà atiso
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trà atiso có chứa thành phần phytochemical, một chất có công dụng tương tự như chất chống oxy hóa, giúp cải thiện lưu thông máu, giãn thành mạch và hạ huyết áp. Trà atiso cũng giúp hạn chế lượng cholesterol xấu và cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Hãy sử dụng khoảng 2 ly trà atiso thay thế cho cà phê mỗi ngày và tận hưởng những hiệu quả nhận được từ loại trà hoa này nhé.
Nước ép cà chua
Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã cho thấy rằng tiêu thụ 1 cốc nước ép cà chua mỗi ngày có thể giúp cải thiện huyết áp tâm thu và tâm trương đáng kể. Nồng độ cholesterol trong máu của người mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp cũng có xu hướng giảm nếu tiêu thụ nước ép cà chua thường xuyên. Trong nước ép cà chua có chứa hàm lượng lớn vitamin, kali cũng như các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe và tim mạch. Lưu ý, bạn không nên cho muối vào nước ép cà phê để tránh gây tác dụng ngược đối với sức khỏe.
Tình trạng cao huyết áp có xu hướng suy giảm nếu tiêu thụ nước ép cà chua thường xuyên
Nước cam, chanh
Nước cam và nước chanh sở hữu hàm lượng vitamin C dồi dào, không chỉ giúp củng cố hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ kiểm soát sức khỏe tim mạch, giúp giảm huyết áp hiệu quả. Bạn có thể bổ sung từ 1-3 ly nước cam hoặc chanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để cải thiện tình trạng cao huyết áp.
Một số lưu ý khi lựa chọn đồ uống cho người bị huyết áp cao
Để tránh những rủi ro không đáng có cho sức khỏe người bệnh, người cao huyết áp cần lưu ý một số điều sau khi lựa chọn đồ uống:
Tham vấn ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng một loại đồ uống nào, người bệnh cao huyết áp nên trao đổi với bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có đối với sức khỏe. Một số loại đồ uống có thể tương tác với thuốc huyết áp, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Không dùng đồ uống thay thế thuốc: Cần hiểu rõ rằng các thức uống này hỗ trợ điều trị chứ không thay thế thuốc hạ huyết áp được chỉ định.
Uống đủ lượng nước mỗi ngày: Lượng nước khuyến nghị cho người trưởng thành là từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, con số này có thể thay đổi phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Đối với người bệnh cao huyết áp, đặc biệt là bệnh nhân có biến chứng về tim mạch, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước phù hợp để uống mỗi ngày và lưu ý không uống quá nhiều nước.
Ưu tiên các loại nước uống sử dụng trong ngày, tươi mới: Tránh sử dụng các loại nước ép đóng chai sẵn , đối với nước trái cây ép tại nhà, nên uống ngay sau khi ép để tránh mất vitamin và chất chống oxy hóa.
Tránh lạm dụng đồ uống để kiểm soát cao huyết áp: Bạn nên tiêu thụ đa dạng các loại thức uống lành mạnh trong chế độ ăn uống, nếu dùng một loại thức uống quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng hoặc dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
Bệnh nhân suy tim, suy thận cần kiểm soát lượng dịch chặt chẽ: Uống quá nhiều nước có thể gây phù, tăng áp lực tim.
Đối với người bệnh cao huyết áp, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước nên uống mỗi ngày
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi bị cao huyết áp uống gì để hạ huyết áp nhanh và an toàn. Hãy lưu ý thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này và bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.