Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột là gì? Cách xử lý khi phát hiện trẻ rơi vào tình trạng này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Lồng ruột là một bệnh lý nghiêm trọng xảy ra nhiều ở trẻ em. Khi rơi vào tình trạng này, các phần ruột của bé sẽ xoắn lại với nhau gây tắc nghẽn và đau đớn, thậm chí là còn đe dọa đến tính mạng. Nếu phát hiện các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lồng ruột là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột cạnh bên. Tuy rằng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ từ 4 - 9 tháng tuổi, đặc biệt là ở bé trai (chiếm 70% các trường hợp).
Hiện tại, nguyên nhân gây ra lồng ruột vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh như sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng so với van hồi manh tràng, viêm hạch mạc treo ruột, viêm nhiễm ở ruột và các tổn thương khác.
Lồng ruột làm tắc nghẽn, ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng, gây hiện tượng tắc ruột hoặc bán tắc ruột. Đoạn ruột bị tắc nhanh chóng giãn to, và các mạch máu kèm theo cũng bị tắc nghẽn. Nếu không được xử lý kịp thời, khối lồng ruột có thể gây hoại tử ruột, dẫn đến nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột và xuất huyết.
Khi trẻ bị lồng ruột, việc đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức là cần thiết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nếu được phát hiện sớm, bác sĩ có thể tháo lồng ruột bằng hơi. Nếu không thì phẫu thuật sẽ là lựa chọn phù hợp để xử lý bệnh.
Một vài dấu hiệu trẻ bị lồng ruột có biểu hiện gần giống với các bệnh lý về tiêu hóa khác mà bạn cần lưu ý:
Khi trẻ bị lồng ruột, việc xử lý cần được thực hiện ngay lập tức. Dưới đây là những bước xử lý cơ bản:
Hiện tại, vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân chính gây ra lồng ruột ở trẻ nhỏ nên chưa có các biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Cách phòng tránh biến chứng tốt nhất là cha mẹ cần nhận ra sớm dấu hiệu trẻ bị lồng ruột.
Trong bài là các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột và cách xử lý khi con trẻ rơi vào tình trạng này. Nói chung, việc chủ động đưa trẻ đi thăm khám sớm khi xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường là điều cực kỳ cần thiết. Các bác sĩ chuyên môn sẽ nhanh chóng thăm khám, đồng thời thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang,... Từ đó họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với trẻ.
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi mà cha mẹ cần biết
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.