Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia là một đường lối dinh dưỡng được nhà nước phát động nhằm cải thiện suy dinh dưỡng ở nước ta hiện nay. Chương trình nói lên các dấu hiệu, phát động phòng chống suy dinh dưỡng, giảm thiểu nguy cơ thấp còi, nhẹ cân ở trẻ.
1. Triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Triệu chứng: các bé suy dinh dưỡng đa phần đều có biểu hiện chậm lớn: chậm tăng cân, đứng cân trong nhiều tuần, chiều cao không phát triển.
Các bé thường phải đối mặt với nhiều bệnh lí nhiễm khuẩn đường hô hấp, rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy, phân dính nhờn…
Các mẹ nên theo dõi cân nặng, chiều cao của bé mỗi tháng để theo dõi tình trạng diễn biến của bệnh.
Trẻ bị suy dinh dưỡng biếng ăn
Nguyên nhân:
-
Trực tiếp: hầu hết chiều cao, cân nặng và sự phát triển của bé hoàn toàn phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Hầu hết trẻ suy dinh dưỡng là do chế độ ăn không hợp lí, không khoa học, gây tình trạng thiếu chất này, thừa chất nọ. Ví dụ như, trẻ không được mẹ cho bú sữa mẹ trọn vẹn 6 tháng, cai sữa đột ngột, sớm hơn bình thường, giờ giấc ăn của bé không được ổn định. Mẹ chế biến món ăn không phù hợp với lứa tuổi, không hợp khẩu vị với bé.. Đó là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ.
-
Gián tiếp : ở nguyên nhân gián tiếp này đều là do khi nuôi con bằng sữa mẹ không đáp ứng đầu đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, khiến cho tuyến vú tiết sữa ra không đảm bảo khiến trẻ có nguy cơ bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Ngay từ trong bụng mẹ em bé đã không được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất cần thiết, sinh non, rau tiền đạo, rau bong non đều là những yếu tố nguy cơ gây nguy hiểm tới sự phát triển cơ thể bé. Hơn nữa các ông bố bà mẹ không có những kế hoạch chăm sóc con cái mình hợp lí: không theo dõi lịch tiêm chủng, không tẩy giun cho con, không quan tâm đến thái độ tâm sinh lí của trẻ...
2. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ đúng cách đang là 2 biện pháp phòng chống trong đợt phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia lần này.
2.1. Chế độ dinh dưỡng
Trẻ 0 - 6 tháng tuổi
Người Mẹ nên để trẻ được bú sữa mẹ ngay từ khi mới chào đời để được nhận kháng thể từ mẹ. Bé phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu và bú tiếp tục cho đến tháng thứ 12, cho trẻ bú mẹ đúng cách, không ngưng sữa mẹ quá sớm nếu không sẽ gây kích thích đường ruột của bé.
Dinh dưỡng cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi trong bột ăn dặm
Trẻ 6 - 12 tháng tuổi
Cần tập cho bé làm quen với bột ăn dặm, sử dụng nhiều nguyên liệu đa dạng về món ăn để đảm bảo trẻ hấp thu được nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Trẻ 1 - dưới 2 tuổi
Trẻ có thể ăn được cháo đặc, cơm nhuyễn, cơm nát. Tuy nhiên thay vì cho con ăn đặc thì hãy tiếp tục xay nhuyễn cho trẻ hấp thu nhanh hơn, đề phòng những loại thực phẩm gây kích thích tổn thương đường ruột.
Giai đoạn này cần bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất béo, chất bột, chất đạm và chất xơ
Trẻ 2 - dưới 5 tuổi
Tiếp tục đa dạng trong lựa chọn thực phẩm, cũng như cách chế biến món ăn.
2.2. Chăm sóc trẻ phòng chống suy dinh dưỡng
- Cho trẻ tiêm phòng đúng liều, đúng thời điểm và đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia
- Tẩy giun định kỳ
- Nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh
Nguồn thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh
- Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cá nhân đầy đủ.
- Tạo không gian môi trường sống thoáng mát, thoải mái cho bé
- Xây dựng môi trường sống, học tập lành mạnh, vui tươi
- Cho trẻ vận động tập thể dục với bài tập phù hợp.
Thanh Hiền