Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn cảm thấy đau và ngứa ở mắt như có vật gì chọc vào. Đó có thể là bạn đang bị tình trạng lông quặm. Tình trạng này xảy ra do những nguyên nhân nào và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp tình trạng này từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Lông mi bị quặm không phải trường hợp quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng cho quá trình sinh hoạt của người bệnh.
Lông quặm là một vấn đề phổ biến ở mí mắt, tình trạng này xảy ra khi lông mi phát triển ngược và hướng vào trong. Lông mi có thể mọc trên mí mắt hoặc chỉ mọc trên một đoạn nhỏ. Lông mi mọc bất thường sẽ chọc vào giác mạc, kết mạc và bề mặt bên trong của mi gây kích ứng mắt.
Lông mi mọc ngược có thể do nhiễm trùng mắt, viêm mí mắt, bệnh tự miễn hoặc do chấn thương. Bệnh lông quặm ở mắt khá phổ biến, nhưng tần suất xuất hiện không rõ. Tình trạng nhẹ là chỉ có một vài sợi lông mọc ngược và điều này khá phổ biến.
Lông quặm có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đối với những người có nếp gấp da thừa bẩm sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lông mi mọc ngược chủ yếu xảy ra ở trẻ em.
Ngoài ra một số bệnh lý có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lông quặm như:
Lông quặm bẩm sinh: Bệnh lông quặm bẩm sinh thường do khiếm khuyết trong cấu trúc của sụn mi hoặc cơ vòng mi. Lúc này, phần bờ mi lộn vào trong khiến lông mi cọ vào giác mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể rách hoặc loét giác mạc ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Do tuổi tác: Đây được coi là một trong những nguyên nhân thường mắc bệnh lông quặm. Hiện tượng lão hóa ở người cao tuổi khiến các mô nâng đỡ lông mi bị lỏng lẻo dẫn đến lông mi không được giữ đúng hướng và hướng vào trong, gây cảm giác ngứa, khó chịu, đỏ mắt, chảy nước mắt.
Chấn thương mắt: Những trường hợp chấn thương mắt gây sẹo ở vùng lông mi có thể thay đổi hướng mọc của lông mi.
Viêm bờ mi: Viêm bờ mi khiến mí mắt bị viêm, kích ứng, sưng tấy đồng thời chất nhờn tiết ra tạo điều kiện cho lông mi mọc ngược và vi khuẩn phát triển.
Mắc bệnh Herpes: Nhiễm virus herpes gây nhiễm trùng, nổi mụn nước ở vùng da gần mắt, tình trạng này gây tổn thương mi mắt, nhiễm trùng mắt kèm theo quặm mi.
Đau mắt hột: Bệnh đau mắt hột gây nhiễm trùng mí mắt nặng dẫn đến quặm mi. Chữa quặm mi cũng là một phần của điều trị mắt hột. Cần vệ sinh mắt đúng cách nếu không có thể dẫn đến mù lòa.
Tùy theo nguyên nhân bị quặm mi mà tình trạng mắc bệnh có gây nguy hiểm cho sức khoẻ không. Phần lớn lông quặm ban đầu chỉ xuất hiện ở một vài sợi mi, nếu không loại bỏ kịp các sợi lông mi này có thể gây lây lan đến nhiều lông mi khác. Một số triệu chứng gây cho bạn khó chịu như:
Việc điều trị lông mọc ngược chủ yếu là phẫu thuật. Tuỳ vào nguyên nhân mọc ngược mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Kỹ thuật phẫu thuật lông mi quặm được phân loại như triệt hoặc định hình lại lông mi, nang lông.
Lông mi mọc ngược có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng điện để ngăn lông mọc trở lại. Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp triệt lông bằng tia laser, phương pháp này cho thấy tỷ lệ mọc lông mi trở lại là 19%.
Nếu tình trạng lông quặm xảy ra ở vùng mí mắt lớn có thể cần phải phẫu thuật để định vị lại mí hoặc lông mi. Sau phẫu thuật, các nang lông sẽ hướng ra ngoài để lông mi mới không mọc ngược vào trong.
Phương pháp phẫu thuật lạnh là thực hiện đông lạnh để loại bỏ cả lông mi và nang lông mọc ngược. Sau này nang lông không còn mọc những sợi lông mọc ngược gây hại cho mắt nữa.
Ngoài cách phẫu thuật, các chất bôi trơn như nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ có thể làm giảm việc cọ xát lông mi vào mắt để tình trạng không nghiêm trọng hơn. Còn các bệnh về mắt do hội chứng Stevens Johnson gây ra khiến lông mi bị lệch thì bạn nên đi khám và điều trị triệt để. Thuốc Doxycycline hỗ trợ điều trị mắt hột và rất hữu ích trong việc ngăn chặn tình trạng lông mọc ngược trở lại sau phẫu thuật.
Có thể thấy, bệnh lông quặm không phải là một vấn đề quá nguy hiểm đến sức khỏe của mắt. Tuy nhiên điều này phải sớm được khắc phục. Điều quan trọng là nắm rõ thông tin về bệnh quặm mi cũng như cách loại bỏ những sợi lông mọc ngược mới xuất hiện.
Dù mới xuất hiện một số sợi lông nhưng người bệnh không nên chủ quan mà hãy nhổ bỏ lông quặm và tiếp tục theo dõi. Nếu có nhiều lông bên cạnh cũng mọc quặm vào trong người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chữa trị kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.