Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần lưu ý khi sử dụng gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân

Ngày 18/03/2022
Kích thước chữ

Sử dụng gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân là một trong những phương pháp điều trị bệnh có tính ứng dụng rộng rãi. Thế nhưng, để phát huy tốt công dụng của gel bôi, bạn nên lưu ý một số điều được nhắc đến trong bài.

Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây trở ngại trong việc sinh hoạt, mà còn làm cho người bệnh mặc cảm với ngoại hình của mình. Hiện nay, bệnh lý này khá phổ biến và thường gặp ở phụ nữ - đối tượng yêu thích làm đẹp. Trong số các phương pháp điều trị, sử dụng gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân đang là cách được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, đối với phương pháp này, bạn nên lưu ý một số điều để việc điều trị bệnh được thuận lợi hơn.

Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Hiểu một cách đơn giản nhất, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng các chức năng có nhiệm vụ đưa máu trở về tim bị suy giảm, dẫn đến việc ứ đọng máu và gây ra biến đổi về huyết động hoặc biến dạng các mô xung quanh chân. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy nhức mỏi, tê bì chân, thường xuyên chuột rút về đêm,... Khi tình trạng diễn biến nặng hơn sẽ gây đau nhức dữ dội, phù chân, màu da bị biến đổi thành xanh hoặc tím, nhiễm trùng da,...

Những điều cần lưu ý khi sử dụng gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân 1 Suy giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng ứ đọng máu và gây ra biến đổi về huyết động hoặc biến dạng các mô xung quanh chân.

Theo như các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, khoảng 20% người trưởng thành có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân gây ra bệnh xuất phát từ nhiều yếu tố như cấu tạo bất thường ở thành mạch bẩm sinh, do gen di truyền, phụ nữ mang giày cao gót thường xuyên, người béo phì, thói quen ít vận động, uống nhiều thuốc tránh thai,... Trong trường hợp bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng, nhồi máu phổi,...

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Thông thường, phương pháp điều trị được nhiều bác sĩ lựa chọn cho bệnh nhân của mình là cho uống thuốc. Một số loại thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới phổ biến được các bác sĩ kê toa:

  • Rotuven 3000: Thuốc có nguồn gốc sản xuất tại Mỹ, có công dụng hỗ trợ thành mạch khỏe hơn, tăng hiệu suất lưu thông máu.
  • Carusos Veins Clear: Thuốc được sản xuất tại nước Úc. Carusos Veins Clear có dạng viên, thành phần chính là nho. Trong quả nho rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm hiệu quả, hỗ trợ tuần hoàn máu.
  • Venpoten: Dược phẩm này được sản xuất tại New Zealand. Thuốc được sử dụng cho cả đối tượng chưa bị suy giãn tĩnh mạch chân nhưng muốn phòng ngừa bệnh.
  • Varicofix: Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đồng thời hỗ trợ tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

Ngoài việc điều trị bệnh bằng đường uống, người bệnh có thể chữa suy giãn tĩnh mạch chân bằng các loại thuốc bôi ngoài da. Một số loại gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân nhận được nhiều nhận xét tốt của người dùng như Medicosh Varicare Gel, Venen Gel Das Gesunde Plus, Venafix, Varikosette, Advanced Clinicals Vein Care, Venen Aktiv Creme,... 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân 2 Medicosh Varicare Gel là sản phẩm gel bôi điều trị suy giãn tĩnh mạch chân được nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân của mình sử dụng.

Trong đó, nổi bật nhất chính là Medicosh Varicare Gel. Thành phần chính của sản phẩm là các chiết xuất từ cây đậu chổi, việt quất, hạt dẻ ngựa, Caffein,... Các thành phần này đều được xem là "khắc tinh" của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc và gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân

Một lưu ý bắt buộc phải nhớ chính là người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân. Họ cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng diễn biến của bệnh hiện tại. Các bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ sẽ xem xét cho bệnh nhân uống thuốc điều trị hoặc bôi gel. Việc tự ý mua thuốc hoặc gel bôi không giúp ích gì cho việc điều trị bệnh, nó còn tăng nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân 3 Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân để tránh bệnh tình diễn biến nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt cho việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân thuận lợi hơn, người bệnh nên tuân thủ một số điều sau:

  • Tăng cường tập luyện thể thao thường xuyên và khoa học. Việc tập thể dục đều đặn sẽ kích thích máu lưu thông, giảm huyết áp, giảm tình trạng máu bị ứ đọng gây biến dạng mạch và các tế bào.
  • Xây dựng thực đơn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
  • Đối với các bà bầu, họ cần hạn chế vận động quá sức, không khuân vác đồ nặng, không ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Tránh tăng cân không kiểm soát dẫn đến béo phì.
  • Tránh tắm nước nóng hoặc massage dầu nóng ở vị trí suy giãn tĩnh mạch chân vì điều này sẽ khiến các tĩnh mạch dễ bị giãn nở to hơn.
  • Hạn chế mang giày cao gót.
  • Kê chân cao khi ngủ để hỗ trợ máu chảy về tim tốt hơn.

Trong bài là một số lưu ý khi sử dụng thuốc và gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân. Việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bệnh tình cải thiện tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn cũng đừng quên thay đổi thói quen sống lành mạnh, khoa học để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị bệnh.

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin