Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Âm đạo là một bộ phận đặc trưng của phái nữ và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Tuy nhiên khi nhắc tới âm đạo nhiều người vẫn tỏ ra ngại ngùng và xấu hổ. Do đó, không phải ai cũng biết rõ về cấu tạo, cách vệ sinh cũng như một số căn bệnh thường gặp ở "cô bé".
Việc tìm hiểu về "cô bé" sẽ giúp chị em bạn gái có những hiểu biết chính xác về các vấn đề phụ khoa. Để biết cấu tạo "cô bé" như nào, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Âm đạo hay "cô bé" là ống của bộ phận sinh dục nữ, giống như một đường kênh hẹp. Bộ phận này được cấu tạo bởi các mô cơ, bắt đầu từ cổ tử cung và kết thúc bên ngoài cơ thể. Bên ngoài cửa "cô bé" được bao phủ bởi một lớp màng mỏng, không kín và được gọi là màng trinh. Phần trong cùng nối liền với âm đạo là cổ tử cung.
Một số người nghĩ rằng âm đạo hay "cô bé" bao gồm cả hai bộ phần là môi âm hộ và âm vật. Tuy nhiên trên thực tế, các bộ phận này là một phần của âm hộ, có nghĩa là chúng nằm ngoài cấu tạo của âm đạo. Môi âm hộ bao gồm môi lớn, môi bé nằm xung quanh lỗ âm đạo. Âm vật là khu vực nhạy cảm gần đỉnh âm hộ, thường được gọi với tên khác là hột le hay mồng đốc.
"Cô bé" là một bộ phận quan trọng của bạn gái, giúp thực hiện chức năng quan hệ và sinh sản. Bên cạnh đó, "cô bé" cũng là nơi kinh nguyệt chảy ra hàng tháng theo chu kỳ.
Theo các thống kê, không có kích thước hay hình dạng cụ thể cho âm đạo. Mỗi một người sẽ có cấu tạo âm đạo khác nhau, không ai giống ai. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như di truyền, tuổi tác, môi trường sống. Do đó, không thể so sánh "cô bé" của hai người phụ nữ bất kỳ trong cùng độ tuổi sinh sản.
Dịch do âm đạo tiết ra sẽ có sự thay đổi về số lượng, màu sắc và tính chất trong suốt chu kỳ của phụ nữ. Dịch tiết âm đạo bất thường chính là dấu hiệu quan trọng cảnh báo các bệnh phụ khoa.
"Cô bé" tiết ra dịch màu trắng là hiện tượng bình thường
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở chị em phụ nữ, gây ra do các loại vi khuẩn. Các vi khuẩn này làm tăng tiết dịch âm đạo, dịch có mùi hôi và tanh. Phụ nữ quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng này cao hơn so với quan hệ bằng hình thức bình thường.
Trichomonas: Đây chính là bệnh trùng roi sinh dục nữ. Bệnh này thường lây qua đường quan hệ tình dục hoặc khi dùng chung khăn tắm, quần áo tắm. Trichomonas gây tiết dịch âm đạo màu vàng hoặc xanh lá cây, kèm theo dịc có mùi hôi. Một số người bị nhiễm trùng nhưng không có biểu hiện lâm sàng.
Nhiễm nấm: Bệnh nhiễm trùng do nấm, sinh ra dịch "cô bé" màu trắng giống, kèm theo ngứa và rát. Bình thường âm đạo có chứa một số loại nấm men. Khi sự phát triển của các nấm men này vượt ngoài khả năng kiểm soát của cơ thể sẽ gây ra bệnh nhiễm nấm.
Bệnh lậu và chlamydia: Những bệnh nhiễm trùng âm đạo này rất hay gặp. Đường lây truyền chính của chúng là qua đường tình dục. Khi mắc các bệnh này, "cô bé" sẽ tiết dịch màu vàng hoặc xanh lục.
HPV hoặc ung thư cổ tử cung: Nhiễm papillomavirus ở người (HPV) thường lây qua quan hệ tình dục. Chúng có thể dẫn đến tình trạng ung thư cổ tử cung ngay cả khi không có triệu chứng. Người mắc bệnh này có thể tiết dịch âm đạo màu nâu hoặc máu cùng với mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được kiểm soát bằng xét nghiệm và vaccine.
Trichomonas là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm âm đạo
Một trong những lý do quan trọng khiến nhiều chị em mắc các bệnh về phụ khoa là chưa biết vệ sinh "cô bé" đúng cách. "Cô bé" là một môi trường vô khuẩn và mọi người không cần phải làm sạch nó quá sâu. Việc thụt rửa âm đạo quá sâu và thường xuyên là không cần thiết. Đôi khi việc vệ sinh quá kỹ còn khiến âm đạo dễ nhiễm khuẩn hơn do mất đi các lợi khuẩn.
Một số cách bảo vệ cho "cô bé" là:
"Cô bé" của mỗi người là khác nhau và giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình sinh sản. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về "cô bé". Chúc chị em luôn khỏe mạnh và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.