Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quá trình lão hoá của con người là quá trình tự nhiên, được diễn tiến theo thời gian. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm chậm quá trình này bằng cách duy trì những thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Quá trình lão hóa của con người xuất hiện khi các tế bào và phân tử bị bào mòn theo thời gian. Vậy cơ thể chúng ta tới khi nào sẽ bị lão hóa, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Lão hóa là tiến trình tự nhiên và liên tục. Cơ thể con người sẽ đạt đỉnh cao về thể chất cũng như chức năng của các cơ quan khi ở tuổi 35 và sẽ dần suy giảm ngay sau đó. Sự lão hóa bao gồm cả về cấu trúc các bộ phận, lẫn sự thay đổi hình dạng bên ngoài cơ thể.
Theo các nghiên cứu y khoa, quá trình lão hóa ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, ở những độ tuổi nhất định sẽ xảy ra sự lão hóa của từng cơ quan cụ thể.
Nhiều người lầm tưởng cơ thể từ 20 - 30 là độ tuổi đang phát triển và hoàn thiện cơ thể. Vì thế, sẽ không có bất kỳ sự lão hóa nào diễn ra trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Lão hóa sẽ xuất hiện song song với quá trình phát triển của con người, từ khi sinh ra tới khi chết đi.
Một số cơ quan bị lão hóa trong độ tuổi này là:
Suy giảm tế bào não: Từ khi sinh ra cho đến tuổi trưởng thành, con người có khoảng 100 tỷ tế bào não. Tuy nhiên, khi bước qua tuổi 20, số lượng tế bào sẽ bắt đầu giảm dần, đồng thời kích thước của não cũng bị thu nhỏ lại. Đặc biệt là khi bước qua tuổi 40, chúng ta sẽ mất khoảng 10.000 tế bào não mỗi ngày. Sự lão hóa này càng tăng, khi tuổi của bạn càng càng cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của con người.
Giảm dung tích của phổi: Phổi được hoàn thiện và lớn dần theo độ tuổi. Khi mới sinh, khối lượng phổi chỉ khoảng 50 - 60g, và phải tới năm 12 tuổi thì phổi mới phát triển hoàn thiện và khối lượng tăng gấp 20 lần. Tuy nhiên, sau tuổi 20, dung tích của phổi lại bắt đầu giảm dần. Lúc này, các nhu mô phổi mất đi tính đàn hồi, giãn phế, đồng thời, chức năng của phổi cũng lão hóa dần.
Da: Cơ thể con người giảm dần việc sản xuất collagen và chất kết dính cho da từ giữa tuổi 20. Đồng thời, tốc độ thay thế các tế bào da chết cũng chậm dần, xuất hiện các quá trình lão hóa sau tuổi 25.
Bắt đầu từ tuổi 30 trở đi, các dấu hiệu lão hóa sẽ xuất hiện rõ rệt trên cơ thể con người.
Xuất hiện tình trạng suy giảm cơ: Thông thường, cơ bắp sẽ được tái tạo lại sau những vận động mạnh hoặc chấn thương. Tuy nhiên, khi đến tuổi 30, cơ thể có xu hướng tích lũy mỡ nhiều hơn. Và đến độ tuổi 40, cơ bắp sẽ bị giảm từ 0,5 - 2% mỗi năm, làm giảm khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
Sụt giảm số lượng tóc: Thông thường, luôn có sự thay thế giữa tóc cũ rụng đi và tóc mới mọc lên, và sau 3 năm thì tóc cũ sẽ được chuyển hoàn toàn thành tóc mới. Tuy nhiên, từ 35 tuổi trở đi, các sợi tóc sẽ dần bị chuyển màu, đồng thời, lượng tóc cũ sẽ rụng đi nhiều hơn so với tóc mới mọc lên. Đây chính là nguyên nhân gây nên hiện hiện tượng hói đầu.
Ngực: Bước qua tuổi 30, đôi gò bồng của phụ nữ sẽ mất dần các mô và mỡ. Đến năm 40 tuổi, núm ngực bị teo lại và chảy xệ.
Xương: Xương sẽ phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện đến những năm 20 tuổi. Tuy nhiên, đến tuổi 35 thì hiện tượng lão hóa xương bắt đầu như một quá trình “già tự nhiên”.
Sức khỏe sinh sản giảm sút: Khả năng thụ thai của phụ nữ bắt đầu giảm sau 35 tuổi. Bởi, ở độ tuổi này, số lượng và chất lượng trứng suy giảm, mất cân bằng niêm mạc tử cung, làm giảm khả năng nuôi dưỡng thai nhi.
Khi con người bước vào giai đoạn trung niên, cơ thể dần trở nên yếu đi và không còn sự linh hoạt như trước.
Khi trên 50, con người sẽ bước sang giai đoạn “già nua”, kéo theo hàng loạt sự lão hóa trong cơ thể.
Trên đây là quá trình lão hóa của con người mà bạn có thể tham khảo thêm. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được mình đang trong giai đoạn nào để từ đó nhận biết và xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học nhất, làm giảm đi quá trình lão hoá.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.