Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những hành vi của trẻ tự kỷ dễ nhận thấy nhất

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Trẻ tự kỷ thường cư xử khác với những đứa trẻ khác. Bài viết này sẽ chỉ ra những hành vi của trẻ tự kỷ để các bậc phụ huynh có thể nhận biết và đưa ra phương pháp điều trị sớm.

Ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, không có khả năng hiểu cảm xúc và lời nói của người khác và mất một số kỹ năng xã hội giúp trẻ hòa nhập, trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng có những sở thích kỳ lạ và những hành vi, thói quen khác nhau. Khám phá, can thiệp và sửa đổi hành vi là nền tảng để bắt đầu quá trình can thiệp hỗ trợ trẻ em.

Tự kỷ ở trẻ em là gì? Những hành vi của trẻ tự kỷ phổ biến nhất? Tự kỷ ở trẻ em là gì? Những hành vi của trẻ tự kỷ phổ biến nhất?

Tự kỷ ở trẻ em là gì?

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ, là một nhóm rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển não bộ. Theo viện sức khỏe tâm thần Mỹ, rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một rối loạn tâm thần phát triển thần kinh biểu hiện rất sớm.

Đây là một khiếm khuyết phát triển não phức tạp, tiến triển 75% thời gian trong ba năm đầu đời của trẻ và có thể xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào, bất kể chủng tộc, xã hội hoặc trình độ cha mẹ.

Những hành vi của trẻ tự kỷ phổ biến nhất?

Thích ở một mình

Trẻ thường chỉ muốn có không gian riêng, hạn chế tiếp xúc với người khác, không muốn giao lưu.

Chống lại sự thay đổi

Trẻ tự kỷ thường khó chịu với những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc. Một thay đổi nhỏ trong thói quen có thể khiến trẻ khó chịu.

Nhiều trẻ em thường xếp đồ chơi và đồ vật, nếu thứ tự bị thay đổi, chúng sẽ rất bực bội. Hiện tượng này xảy ra ở trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ nhiều hơn gấp đôi so với trẻ tự kỷ có trí thông minh bình thường. Hầu hết trẻ tự kỷ từ chối học hỏi và thực hành các hoạt động mới.

Sự gắn bó bất thường

Nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ có sự gắn bó chặt chẽ với những đồ vật khác thường, chẳng hạn như một số loại đồ chơi, ví dụ một quả bóng. Trẻ có thể luôn mang theo một đồ vật gì đó bên mình, và nếu ai đó lấy nó, chúng sẽ ngay lập tức tỏ ra giận dữ và phản kháng. Nếu món đồ đó vẫn chưa được trả lại, trẻ thường sẽ quay sang tìm món đồ khác để thay thế.

Nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ có sự gắn bó chặt chẽ với những đồ vật khác thường Trẻ em mắc chứng tự kỷ có sự gắn bó với những đồ vật khác thường

Rối loạn chuyển động

Các mốc chuyển tiếp trong quá trình phát triển vận động ở trẻ tự kỷ có thể bị chậm hơn rất nhiều hơn so với trẻ bình thường. Trẻ thường khó bắt chước các động tác. Nhiều trẻ em rất hiếu động, nhưng điều này sẽ giảm dần khi đến tuổi dậy thì. Trẻ hay nhăn nhó, xoắn vặn bàn tay, vỗ đập cánh tay, nhón gót, chạy đầu về phía trước, nhảy, đi đều, lắc hoặc ngọ nguậy cơ thể, quay đầu hoặc đập đầu xuống đất, vào tường. Một số trẻ gặp tình trạng căng cơ khi bị kích thích hoặc quá tập trung.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là một triệu chứng phổ biến trong những hành vi của trẻ tự kỷ. Các triệu chứng ban đầu thường biểu hiện như chán ăn, nôn trớ. Khi lớn hơn, trẻ có thể từ chối ăn thức ăn không được cắt nhỏ, sữa gần như là thực phẩm duy nhất.

Hành vi chống đối

Các hành vi mang tính chống đối thường liên quan đến những thông lệ cứng nhắc chẳng hạn như từ chối ăn một số loại thực phẩm, thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn như vung tay, đưa tay lên mặt, vặn hoặc búng ngón tay...

Thiếu hụt về nhận thức và trí tuệ

Hầu hết trẻ tự kỷ đều bị thiểu năng trí tuệ. Khoảng 40 đến 60% có chỉ số IQ nhỏ hơn 50, chỉ có khoảng 20 đến 30% có IQ lớn hơn 70. Bởi vì hầu hết trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc kiểm tra trí thông minh nhất là kiểm tra ngôn ngữ nên kết quả IQ vẫn còn gây tranh cãi.

Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp thường đi kèm với sự thiếu hụt nghiêm trọng về kỹ năng xã hội và có nhiều phản ứng xã hội bất thường, chẳng hạn như trẻ thường xuyên chạm vào hoặc ngửi đồ vật và con người, hành vi rập khuôn và tự làm hại bản thân.

Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp thường đi kèm với sự thiếu hụt nghiêm trọng về kỹ năng xã hội Trẻ tự kỷ thiếu hụt nghiêm trọng về kỹ năng xã hội

Khoảng 30% trẻ tự kỷ có trí thông minh thấp sẽ mắc chứng động kinh, trong khi trẻ tự kỷ có trí thông minh tốt có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Khác với trẻ chậm phát triển trí tuệ tâm thần, chậm phát triển ở trẻ tự kỷ vẫn để lại một khoảng trí thông minh bình thường hoặc gần bình thường

Về mặt nhận thức, trẻ tự kỷ không thể bắt chước, không hiểu được ý nghĩa của lời nói, cử chỉ và điệu bộ, thiếu linh hoạt, sáng tạo, không thể hiểu các quy tắc, không xử lý hoặc sử dụng thông tin.

Đáp ứng không bình thường về mặt giác quan

Trẻ tự kỷ có thể bị thu hút bởi ánh sáng, hoa văn, đồ vật xoay hoặc một số âm thanh nhất định.Trẻ không vận hành đồ vật, đồ chơi theo chức năng bình thường mà để thỏa mãn kích thích các giác quan. Trẻ em có thể khăng khăng làm đi làm lại cùng một việc, chồng các đồ vật lên nhau hoặc xoay các đồ vật để làm cho chúng quay tròn. Trẻ cũng có thể làm những việc lặp đi lặp lại, chẳng hạn như xả nước vào toilet hoặc bật và tắt đèn liên tục. Trong khi né tránh tiếp xúc cơ thể thì trẻ tự kỷ lại thích các trò chơi mạnh bạo như tung hứng, cù lét, đánh đu...

Tự kỷ là một chứng rối loạn cụ thể về việc không có khả năng tương tác với thế giới bên ngoài, khiến trẻ mất đi các kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ và có thể gây ra những tổn thương cho trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nhận biết các những hành vi của trẻ tự kỷ để hỗ trợ điều trị kịp thời bệnh.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin