Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Văn Tường
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Rối loạn ăn uống là tình trạng nghiêm trọng liên quan đến các hành vi ăn uống dai dẳng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cảm xúc và khả năng hoạt động của bạn trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống. Các rối loạn ăn uống phổ biến nhất là chán ăn tâm thần, chứng cuồng ăn và rối loạn ăn uống vô độ.
Rối loạn ăn uống là một rối loạn tâm thần được định nghĩa bởi các hành vi ăn uống bất thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của một người. Hầu hết các rối loạn ăn uống liên quan đến việc tập trung quá nhiều vào cân nặng, hình dáng và thức ăn của bạn, dẫn đến các hành vi ăn uống nguy hiểm. Những hành vi này có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cơ thể bạn nhận được dinh dưỡng thích hợp. Rối loạn ăn uống có thể gây hại cho tim, hệ tiêu hóa, xương, răng miệng và dẫn đến các bệnh khác.
Các dạng rối loạn ăn uống bao gồm:
Chán ăn tâm thần được đặc trưng bởi sự theo đuổi không ngừng một cách cực đoan về hình thể, nỗi sợ hãi về bị béo phì, hình ảnh cơ thể bị méo mó, và hạn chế ăn vào so với nhu cầu, dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp tới mức sức khỏe bị đe dọa.
Rối loạn ăn uống hạn chế được đặc trưng bởi việc tránh ăn hoặc hạn chế lượng thức ăn dẫn đến giảm cân đáng kể, thiếu dinh dưỡng, phụ thuộc vào hỗ trợ dinh dưỡng, rối loạn chức năng tâm lý xã hội.
Rối loạn cuồng ăn được đặc trưng bởi các giai đoạn lặp lại việc tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm với cảm giác mất kiểm soát.
Ăn vô độ tâm thần đặc trưng bởi những giai đoạn lặp lại việc cuồng ăn và theo sau bởi hành vi bù trừ không thích hợp như tự gây nôn, lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc lợi tiểu, nhịn ăn hoặc tập thể dục.
Pica là ăn dai dẳng các nguyên liệu không có dinh dưỡng, không phù hợp với thực phẩm.
Rối loạn nhai được lặp đi lặp lại việc ăn lại sau khi ăn.
Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh rối loạn ăn uống bao gồm:
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, nhạy cảm với lạnh.
Giảm ham muốn tình dục.
Nôn mửa thường xuyên, có thể gây ra trào ngược axit hoặc sự xâm nhập của chất axit trong dạ dày vào đường thực quản, có thể dẫn đến khàn giọng không rõ nguyên nhân.
Khô môi, rát lưỡi, sưng tuyến mang tai, rối loạn thái dương hàm.
Ăn một lượng thức ăn lớn bất thường trong một khoảng thời gian nhất định.
Cảm thấy tuyệt vọng, chán ghét, xấu hổ, hoặc buồn bã về hành vi ăn uống của bản thân.
Thường xuyên ăn kiêng, sụt cân bất thường.
Rối loạn ăn uống có thể khó tự quản lý hoặc vượt qua. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào trong số các dấu hiệu này hoặc nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị rối loạn ăn uống, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh rối loạn ăn uống và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn ăn uống vẫn chưa được biết. Tuy nhiên có một vài nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống bao gồm:
Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn ăn uống. Việc ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất giúp cơ thể duy trì sức khỏe ổn định và giảm cảm giác đói quá mức hoặc thèm ăn. Ngoài ra, việc xây dựng thói quen ăn uống điều độ, không bỏ bữa và lắng nghe cơ thể để ăn theo nhu cầu thực sự cũng rất quan trọng trong việc khắc phục rối loạn ăn uống.
Các thói quen ăn uống không lành mạnh như bỏ bữa, ăn uống không điều độ, ăn quá ít hoặc quá nhiều đều có thể góp phần gây rối loạn ăn uống. Ngoài ra, việc ăn uống trong khi căng thẳng hoặc sử dụng thức ăn để giải tỏa cảm xúc cũng có thể tạo ra mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm, từ đó dẫn đến rối loạn ăn uống.
Rối loạn ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động sâu sắc đến sức khỏe tâm lý. Người mắc rối loạn ăn uống thường cảm thấy tự ti, lo lắng và căng thẳng về hình ảnh cơ thể. Những trạng thái tâm lý này có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu, và giảm chất lượng cuộc sống. Thậm chí, rối loạn ăn uống có thể làm gia tăng nguy cơ tự làm tổn thương bản thân hoặc có suy nghĩ tự tử.
Rối loạn ăn uống có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân. Người mắc bệnh thường có xu hướng tự cô lập, tránh tham gia các hoạt động ăn uống tập thể, và dễ cảm thấy áp lực từ sự phán xét của người khác. Điều này có thể dẫn đến xa lánh, khó khăn trong giao tiếp và mất đi sự kết nối với gia đình và bạn bè.
Rối loạn ăn uống có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, bao gồm suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, rối loạn chuyển hóa và các vấn đề về tiêu hóa. Những người mắc rối loạn ăn uống có thể bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh, đồng thời cũng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thiếu hụt chất dinh dưỡng như loãng xương và các vấn đề tim mạch.
Hỏi đáp (0 bình luận)