Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày đầu tiên ăn dặm nên cho bé ăn gì? Cách nấu bột cho bé ăn dặm lần đầu như thế nào? Liều lượng bao nhiêu là đủ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ về cách cho bé ăn dặm lần đầu hiệu quả và tạo thói quen ăn dặm cho bé.
Cách nấu bột cho bé mới tập ăn dặm lần đầu tiên như thế nào mới đúng chuẩn? Đây là câu hỏi mà hầu hết các bà mẹ đều tự hỏi khi con mình chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Đặc biệt là đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, công việc này còn nhiều bỡ ngỡ. Để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé trong những ngày đầu ăn dặm, mẹ phải nắm vững những lưu ý trong bài viết dưới đây.
Khi nào thì bắt đầu cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên là một câu hỏi được các mẹ quan tâm khá nhiều. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo 6 tháng là độ tuổi thích hợp tập cho trẻ ăn dặm lần đầu. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện. Một số bé có thể tự ngồi dậy do đó mẹ có thể tập cho bé ăn dặm. Từ tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đủ vì vậy cần bổ sung thêm ăn dặm để giúp bé có đủ dinh dưỡng phát triển và vận động tốt.
Ngoài ra, việc cho bé ăn dặm còn giúp phát triển cơ, hàm, lưỡi,... giúp bé sau này tập nói và ăn dễ dàng hơn. Để biết cách cho bé ăn dặm tốt nhất, mẹ hãy cùng theo dõi một số hướng dẫn về ăn rắn cho trẻ đúng cách và phù hợp dưới đây.
Để tập cho trẻ ăn dặm lần đầu mẹ cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như sau:
Ngày đầu tiên nên cho bé ăn thức ăn gì để bé cảm thấy ngon miệng và đủ dinh dưỡng?
Theo Viện Dinh dưỡng, ba mẹ không nên thêm gia vị vào thức ăn cho trẻ dưới 12 tháng. Trẻ sơ sinh có số lượng “vị giác” rất cao cho phép trẻ cảm nhận và phân biệt thức ăn rất tốt, vì vậy cần cho trẻ phân biệt các thành phần cơ bản của thực phẩm. Việc nêm nếm thức ăn cũng dẫn đến cơ thể trẻ bị dư thừa muối. Lượng muối cho trẻ nên khoảng 2 - 3g / ngày nhưng lượng muối này đã có trong thịt, cá, phomai,... trong chế độ ăn của trẻ.
Khi lần đầu tiên chế biến thức ăn cho trẻ, ba mẹ nên chú ý đến liều lượng của thức ăn. Ba mẹ có thể liều lượng pha công thức bột ăn dặm như sau: 40g bột gạo, 20g rau xanh (xay nhuyễn), thêm 10g dầu ăn (dầu oliu, dầu cá) và đối với bột vị mặn thì thêm 20g chất đạm (thịt, cá, trứng).
Ba mẹ nên xác định thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn dặm theo lịch trình dưới đây: Bắt đầu cho trẻ ăn vào buổi sáng 2 giờ sau khi thức dậy. Đây là thời gian thoải mái với trẻ để ăn uống. Ba mẹ nên tránh những giai đoạn bé có biểu hiện ho, sốt, ốm,… Với những biểu hiện này khiến trẻ không hợp tác, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi mà trẻ có thể bị sặc thức ăn, rất nguy hiểm. Nếu bé bị sốt, ba mẹ chỉ cần tăng cường cho trẻ bú sữa và chườm lạnh để hạ nhiệt. Sau khi hạ sốt, trẻ có thể hợp tác ăn uống hiệu quả hơn.
Thực phẩm cho trẻ ăn dặm phải phong phú và đầy đủ dưỡng chất là yêu cầu cơ bản đối với trẻ khi bắt đầu ăn dặm. Ba mẹ nên tăng lượng rau xanh, các loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung các loại rau củ như chuối, bơ, bí ngô, bông cải xanh,... để kích thích sự phát triển của trẻ.
Cần tính toán đến khẩu phần ăn dặm của trẻ mỗi ngày vì hệ tiêu hóa chưa thể ổn định nên không xử lý thức ăn cùng một lúc được. Vì vậy, để hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày và tăng dần lượng thức ăn hằng ngày của bé để tập cho hệ tiêu hóa thích nghi với thức ăn đặc. Tốt nhất bố mẹ nên lên kế hoạch thực đơn ăn dặm cho bé trước 1 tuần để tránh nhầm lẫn.
Trên đĩa thức ăn nên có nhiều màu sắc khác nhau, màu của thức ăn sẽ kích thích thị giác của bé nên bé sẽ muốn ăn hơn.
Khi ăn trẻ rất dễ bị hấp dẫn bởi những trò vui xung quanh, kích thích sự chú ý của trẻ.
Không ép trẻ ăn khi mới tập ăn, điều này dễ khiến trẻ cảm thấy việc ăn uống là “cực hình”, về lâu dài trẻ sẽ biếng ăn và sợ ăn.
Khi làm quen với thức ăn mới, bé có thể sẽ không thích. Ba mẹ hãy kiên nhẫn thử lại hoặc đợi 2 - 3 ngày sau cho bé thử lại món này để tránh bé kén ăn sau này.
Sữa vẫn là thức ăn chính của bé do đó mẹ vẫn phải cho bé bú sữa mẹ đầy đủ.
Trong những ngày đầu ăn dặm, ba mẹ không phải lo lắng về vấn đề cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất. Vì những ngày đầu trẻ ăn rất ít, chủ yếu để làm quen với thức ăn mới bên cạnh sữa là nguồn thực phẩm chính. Cùng tham khảo cách pha bột và nấu cháo cho thực đơn ăn dặm của bé nhé!
Nếu bạn quyết định cho trẻ ăn bột vị ngọt, bạn có thể bắt đầu bằng cách cho trẻ ăn 1 muỗng bột pha loãng mỗi ngày một lần. Cách nấu bột ăn dặm theo tỷ lệ 20g gạo và 250ml nước hoặc 20g gạo với 200ml nước. Ba mẹ quan sát xem trẻ có bị táo bón không và có đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ không, trẻ có muốn ăn thêm không?
Thông thường, trẻ 6 - 7 tháng tuổi nên được làm quen với bột vị ngọt trước một tháng. Tháng thứ 8 - 9, mẹ có thể chuyển sang bột vị mặn. Lúc này, mẹ nên trộn thêm rau và dầu oliu vào thức ăn dặm cho bé để bổ sung dưỡng chất.
Những ngày tiếp theo, mẹ nên thêm các nguyên liệu như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau bina, đậu phụ để đổi mới khẩu vị cho bé.
Trong những tháng đầu đời, những bữa ăn dặm đầu tiên của bé luôn khiến mẹ đau đầu và lo lắng. Bởi mẹ không chỉ chú ý đến số lượng, khẩu vị mà còn chú ý đến loại thức ăn cần có để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Việc cho bé ăn dặm lần đầu tiên rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bé sau này nên các mẹ cần hết sức lưu ý về cách nấu bột cho bé ăn dặm lần đầu.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.